Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị |
Báo cáo tại hội nghị, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Dương Quyết Thắng cho biết, đến ngày 30/9, tổng nguồn vốn đạt trên 179 nghìn tỷ đồng, tăng trên 172 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 25 lần so với khi thành lập. Trong 15 năm qua, vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước; Trong đó, tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới... Đã có trên 31,8 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; góp phần giúp trên 4,5 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho gần 3,4 triệu lao động, hơn 3,5 triệu lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập.
Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn năm 2001-2005 từ 17% xuống 7%; giai đoạn năm 2005-2010 từ 22% xuống 9,45%; giai đoạn năm 2011-2015 từ 14,2% xuống 4,25% cuối năm 2015.
Ghi nhận kết quả đạt được, song Thủ tướng cũng lưu ý, “nếu để người dân nghèo quá, khó khăn quá, chênh lệch mức sống lớn quá thì sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa không thành công”. Thủ tướng nhắc nhở các cán bộ, hệ thống làm tín dụng chính sách nhất thiết phải gần dân, sát dân, phải nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của dân, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân; nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động cho vay, giảm thiểu rủi ro…
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận