Vụ "lâm tặc" chặt hạ gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (Thừa Thiên- Huế) được báo chí phát hiện vào tháng 6/2017. Ảnh Đ.Q |
Ngày 27/10, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, vừa có văn bản số 7870/UBND-NN yêu cầu các Sở, ban ngành, đơn vị, địa phương có liên quan tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng tự nhiên để trồng rừng.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và Vườn Quốc gia Bạch Mã, các Công ty TNHH Nhà nước MTV Lâm nghiệp, Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ, BQL khu bảo tồn thiên nhiên, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW;
Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 23/8/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW; Kế hoạch số 216/KH-UBND ngày 23/10/2017 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ và Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 23/8/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế yêu cầu Công an tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tăng cường phối hợp với các chủ rừng kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các hành vi phá rừng tự nhiên theo đúng quy định hiện hành của pháp luật. Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thị xã, TP. Huế, Vườn Quốc gia Bạch Mã, Công ty TNHH Nhà nước MTV Lâm nghiệp (Tiền Phong, Nam Hòa, Phong Điền), BQL rừng phòng hộ (A Lưới, Bắc Hải Vân, Hương Thủy, Nam Đông, Sông Bồ, Sông Hương) và BQL khu bảo tồn thiên nhiên (Phong Điền, Sao La) thống kê, báo cáo thực trạng diện tích rừng tự nhiên bị phá thời gian qua (từ năm 2016 đến nay).
Đồng thời, làm rõ trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền, các lực lượng chức năng và trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong việc để xảy ra tình trạng phá rừng tự nhiên trong thời gian qua, báo cáo Sở NN&PTNT trước ngày 20/11 và Sở NN&PTNT tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/11/2017.
Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan rà soát, báo cáo, đánh giá hiệu quả KT-XH, môi trường đối với các dự án cải tạo rừng tự nhiên đã triển khai thực hiện trong thời gian qua, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/11/2017. Chỉ đạo các đơn vị, địa phương tạm dừng triển khai các dự án cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt để trồng rừng; đồng thời ưu tiên áp dụng các biện pháp khoanh nuôi, phục hồi rừng, nhằm đảm bảo duy trì và phát triển rừng tự nhiên hiện có.
Sở NN&PTNT chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm phối hợp với UBND các địa phương, đơn vị nói trên và các chủ rừng trên địa bàn duy trì thường xuyên việc kiểm tra truy quét các khu rừng trọng điểm có nguy cơ bị lấn chiếm, bị phá, khai thác lâm sản trái pháp luật; xác định đường dây, đầu nậu để có các biện pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các Đồn Biên phòng tăng cường công tác bảo vệ rừng khu vực biên giới; tuyên truyền, động viên nhân dân không khai thác lâm sản trái pháp luật, không phá rừng tự nhiên để trồng rừng.
Ông Đỗ Văn Nam, Phó tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Đèo Cả, Giám đốc Ban QLDA hầm Hải Vân:
Vết nứt xuất hiện khi đưa công trình hầm vào khai thác. Thời điểm nhận bàn giao quản lý hầm Hải Vân 1 (từ tháng 1/2016), Công ty CPĐT Đèo Cả đã thuê tư vấn Nippon Koei của Nhật Bản và Tư vấn Alpin Technik của CHLB Đức dùng thiết bị quét tự động, đánh giá hiện trạng toàn bộ hầm.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận