Y tế

Thức dậy luôn thấy đắng miệng, cảnh báo cơ thể đang có 5 vấn đề cần chú ý

08/10/2020, 01:00

Cảm giác đắng miệng không chỉ là vấn đề về răng miệng mà còn có liên quan tới nhiều bệnh lý khác.

Bên cạnh miệng có vị đắng, mùi hôi khó chịu do quá trình tiêu hóa thức ăn gây ra. Tuy nhiên, đôi khi vị đắng này còn có thể phản ánh sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể, hoặc là dấu hiệu của bệnh tật. Nếu miệng thường xuyên có vị đắng, nó là biểu hiện bất thường về vấn đề thần kinh của não, tốt nhất là bạn nên đi khám. Sau đây là 6 lý do gây ra vị đắng trong miệng:

1. Vệ sinh răng miệng kém

Theo trang Medical News Today, đôi khi đắng miệng là do vệ sinh răng miệng kém. Quá nhiều vi khuẩn trong miệng có thể tạo ra mùi hôi khó chịu. Việc đánh răng thường xuyên và dùng chỉ nha khoa có thể làm giảm bớt vị đắng này. Ngoài ra, một số người sử dụng công cụ cạo lưỡi để làm dịu bớt các triệu chứng.

Khi bị khô miệng, nghĩa là khả năng sản xuất nước bọt không đủ. Nước bọt giúp giảm chức năng của vi khuẩn miệng, do đó, nếu bạn không tiết đủ nước bọt, lượng vi khuẩn trong miệng sẽ tăng lên, có thể tạo ra vị đắng.

img

Nha sĩ người Nhật Bản Kazuhiro Maruyama cho biết, khô miệng làm giảm lượng nước bọt và làm tổn thương miệng. Có nhiều lý do dẫn tới tình trạng này, bao gồm rối loạn hệ thống thần kinh tự chủ, tiểu đường, lão hóa, hút thuốc...

Ngoài việc điều trị y tế, Maruyama Kazuhiro cũng khuyên bạn nên tăng tần suất nhai, thực hiện các bài tập xoay quanh lưỡi để kích thích tiết nước bọt nhằm cải thiện tình trạng khô miệng.

2. Mang thai

img

Trang Medical News Today chỉ ra rằng, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, một số bà bầu thường có vị đắng trong miệng, khiến họ cảm thấy rất khó chịu. Thế nhưng, tình trạng này thường biến mất vào những tháng sau của thai kỳ hoặc sau khi sinh.

3. Mãn kinh

Phụ nữ mãn kinh cũng có thể bị đắng miệng, khi hàm lượng estrogen trong cơ thể giảm xuống, nó gây ra một số triệu chứng như ợ nóng, khó chịu trong khoang miệng.

4. Trào ngược dạ dày

Nhiều người bị trào ngược dạ dày thực quản do căng thẳng trong cuộc sống và thường xuất hiện cảm giác đắng miệng. Sự trào ngược của axit dạ dày sẽ không chỉ kích thích thực quản và gây khó chịu, mà còn có thể tạo ra mùi hôi hoặc vị đắng trong miệng.

img

Trào ngược dạ dày thực quản nếu không được điều trị tốt có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư dạ dày.

Đối với tình trạng này, người bệnh nên tránh thức ăn khó tiêu hóa và dễ gây đầy bụng như trái cây lạnh, đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị mạnh. Cố gắng đi ngủ trước 11 giờ tối, vì thức khuya sẽ làm tổn thương gan và dạ dày, khiến thành dạ dày mỏng đi, làm giảm khả năng chịu đựng của axit dịch vị.

5. Thần kinh đang bị tổn thương

Đôi khi đắng miệng không phải vì vị đắng trong miệng mà do hệ thần kinh có vấn đề. Nếu dây thần kinh vị giác có vấn đề, nó sẽ dẫn đến cảm giác đắng miệng kéo dài.

Có nhiều lý do dẫn đến tổn thương dây thần kinh, bao gồm động kinh, u não hay sa sút trí tuệ. Tuy đắng miệng chỉ là một cảm giác khó chịu nhẹ, nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên, tốt nhất bạn nên đi khám để loại trừ khả năng mắc các bệnh nguy hiểm hơn như u não.

img

Bác sĩ Lý Lượng, trưởng khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện Chang Gung Memorial, Đài Loan gợi ý một số lời khuyên để làm giảm cảm giác đắng miệng.

- Uống nước ấm thường xuyên để tránh môi bị khô.

- Giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng và súc miệng thường xuyên để giảm vi khuẩn và nấm mốc trong miệng.

- Ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ. Mất ngủ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.

- Chế độ ăn phù hợp, tránh đồ ăn quá cay hoặc quá mặn dễ gây viêm miệng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.