Một vụ thử tên lửa đạn đạo Avangard của Nga (ảnh Sputnik) |
Tốc độ khủng khiếp, độ chính xác, đường bay không thể đoán định trước và khả năng bất khả chiến bại trước các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Theo báo Sputnik, hệ thống tên lửa đạn đạo Avangard mới của Nga sẽ bắt đầu được đưa vào biên chế sử dụng cho Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (RVSN) vào năm 2019, hoàn toàn có thể làm giảm khả năng của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ.
Vào tháng 3/2018, trong bản thông điệp hàng năm trước Hội đồng Liên bang, Tổng thống Vladimir Putin khi đề cập đến các vấn đề quốc phòng đã nói rằng các đơn vị chiến đấu theo kế hoạch đã được phát triển.
Tên lửa phòng thủ không thể đánh chặn được vũ khí mới của Nga? |
Theo ông Putin, hệ thống tên lửa đạn đạo mới của Nga có thể tăng tốc tới hơn 20 lần tốc độ âm thanh, đi đến mục tiêu dưới dạng một quả cầu lửa với nhiệt độ từ 1.600 đến 2000 độ C.
Sau đó, Tổng tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược, Đại tướng Sergei Karakayev nói với phóng viên rằng phần thân của Avangard được làm bằng vật liệu composite có khả năng chống nóng khí động học và có sự bảo vệ đáng tin cậy khỏi chiếu xạ laser.
Theo thông tin từ các nguồn mở, sức mạnh điện tích hạt nhân của một đơn vị chiến đấu Avangard là từ 800 kiloton đến 2 megatons, mạnh gấp khoảng 130 lần so với một quả bom hạt nhân được Mỹ thả xuống Hiroshima, Nhật Bản vào năm 1945. Đặc điểm chiến thuật và kỹ thuật chi tiết hiện giờ vẫn là điều bí mật.
|
Giống như bất kỳ hệ thống vũ khí công nghệ cao mới nào, việc chế tạo đầu đạn siêu âm Avangard không thể không gặp vấn đề gì. Lần phóng thử đầu tiên vào tháng 9 năm 2011 đã kết thúc thất bại.
Tên lửa mang đầu đạn, được phóng từ phía bắc của khu vực châu Âu của Nga, không thể bắn trúng mục tiêu trong thao trường ở Kamchatka.
Tuy nhiên, 4 lần phóng tiếp theo đã diễn ra thành công. Các thử nghiệm đã được hoàn thành vào tháng 3 năm 2015. Tổ hợp đã chính thức được chấp nhận vào biên chế, các seri mẫu tên lửa Avangard đã được đưa vào sản xuất.
Ban đầu, tên lửa RS-26 Rubezh của tổ hợp mặt đất di động được xem xét với tư cách tên lửa mang đầu đạn chiến đấu siêu thanh. Tuy nhiên, trong chương trình vũ khí nhà nước cho đến năm 2027 (GPV-2027), vì lý do kinh tế, chỉ có phiên bản phóng từ bệ cố định được chọn.
Loại tên lửa mang cụ thể không được nêu danh, tuy nhiên, việc lựa chọn địa điểm triển khai tên lửa Avangard đầu tiên không có phương án chọn đặc biệt. Nhiều khả năng, nó sẽ là sư đoàn tên lửa thứ 13 của Lực lượng tên lửa chiến lược.
"Không có gì bí mật rằng Sư đoàn tên lửa thứ 13 được thành lập nhằm mục đích để triển khai phù hợp với tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng (ICBM) Voevoda được nâng cấp (định danh của NATO là Satana),- chuyên gia quân sự, Tổng biên tập tạp chí Kho vũ khí của Tổ quốc Viktor Murakhovsky nói.
Đây là tên lửa với đầu đạn có thể tách rời tới 10 khối và là phương tiện để tiêu diệt các hệ thống phòng thủ tên lửa. Vẫn còn quá sớm để nói chắc chắn một quả tên lửa mới có thể mang bao nhiêu đầu đạn Avangard trong một lần và liệu nó có được sử dụng cho các khối chiến đấu này hay không. Nhưng tất cả các khả năng cho việc này đều có.
|
Giới truyền thông đưa tin về kế hoạch đưa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa UR-100N UTTH làm phương tiện mang vũ khí siêu âm chiến lược Avangard.
Trong mọi trường hợp, Thiếu tướng Sergei Poroskun, Phó Tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược cho biết Sư đoàn tên lửa 13 đã thiết lập tất cả các cơ sở hạ tầng cần thiết để vận hành tổ hợp Avangard, đào tạo lại nhân sự và điều chỉnh các thiết bị đặc biệt.
Ưu thế quan trọng nhất của tên lửa Avangard là quỹ đạo phức tạp, không thể đoán định trước, không cho phép đối thủ đánh chặn đầu đạn chiến đấu.
Người Mỹ đầu tư hơn 100 tỷ USD vào hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia, và hiện đang rơi vào một tình trạng khá ngớ ngẩn, ông Viktor Murakhovsky nhận định.
Tất cả các tên lửa chống tên lửa hiện có và tiềm năng chỉ hoạt động trên các đối tượng đạn đạo, đường bay có thể dự đoán, tính toán.
Các nhà lãnh đạo Nga quan sát một vụ thử tên lửa Avangard |
Và sau đó phóng tên lửa đánh chặn tại một điểm được biết trước. Tuy nhiên, đầu đạn siêu âm Avangard tích cực hoạt động, nó đi theo hướng không phải đạn đạo. Về nguyên tắc, điểm đánh chặn của nó không thể tính toán được trước.
Một yếu tố khác cản trở việc đánh chặn là tốc độ cực lớn của việc tiếp cận gần nhau giữa đầu đạn chiến đấu và tên lửa chống tên lửa: hơn 10 đến 15 km/ giây. Không thể cung cấp một phương án chống tên lửa ở tốc độ như vậy: khi cố gắng thay đổi mạnh mẽ hướng của tên lửa chống tên lửa, nó chỉ đơn giản là… rơi xuống.
Đầu đạn chiến đấu siêu âm Avangard là hiện thân của cái được gọi là phản ứng phi đối xứng trong những năm gần đây. Từ đầu những năm 2000, Mỹ đã phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia, triển khai các yếu tố của nó cả trên mặt đất và trên biển.
Tuy nhiên, những phát triển mới nhất của tổ hợp công nghiệp quân sự Nga đã vô hiệu hóa tất cả những điều này. Trong trường hợp "giờ X", Nga sẽ không cần phải chọc thủng lá chắn của Mỹ bằng một "đám" đầu đạn đạn đạo. Chỉ cần vượt qua nó bằng những thiết bị siêu vượt âm Avangard điều khiển chủ động với tốc độ 20 Mach.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận