Công nghệ

Tìm thấy hành tinh xa nhất từng được biết đến trong Hệ Mặt trời

02/01/2019, 07:00

Một nhóm các nhà nghiên cứu thiên văn đã phát hiện một tiểu hành tinh xa nhất ở rìa Hệ Mặt trời...

46

Ảnh chụp quỹ đạo của tiểu hành tinh 2018 VG18 mới được phát hiện

Một nhóm các nhà nghiên cứu thiên văn đã phát hiện một tiểu hành tinh xa nhất ở rìa Hệ Mặt trời, được định danh tạm thời là 2018 VG18, nhưng có biệt danh là Farout (xa xăm). Nó được xếp loại trans-Neptunian giống như sao Diêm vương, tức là các vật thể ở cách Mặt trời hơn 30 AU (khoảng 4,5 tỷ km).

Farout cách Mặt trời tới 120 AU (18 tỷ km), được cho là một hành tinh lùn. Tiểu hành tinh này được tìm ra bởi nhà thiên văn Scott S. Sheppard, đến từ Học viện Khoa học Carnegie cùng với cộng sự ở ĐH Hawaii và ĐH Bắc Arizona.

Ông Sheppard chia sẻ: “2018 VG18 là thiên thể đầu tiên được tìm thấy ở khoảng cách xa hơn 100 AU trong Hệ Mặt trời chúng ta. Nó chuyển động quá chậm, tới mức cần vài năm để xác định quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời”. Cũng chính vì tốc độ chuyển động quá chậm mà một năm của Farout có thể dài bằng 1.000 năm Trái đất.

Hiện tại, các đặc tính của tiểu hành tinh mới vẫn chưa thể khám phá bởi nó quá mờ. Theo phỏng đoán, nó có đường kính từ 500-600km. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.