Tờ New Straits Times cho biết, yêu cầu thành lập nhóm đặc biệt nói trên được đưa ra trong bối cảnh một nhóm nghiên cứu tại Đại học Cardiff đã phát hiện một tín hiệu kéo dài 6 giây từ dưới đáy biển ngoài khơi khu vực Mũi Leeuwin phía Tây Australia vào thời điểm chiếc MH370 gặp nạn.
Tín hiệu được ghi lại bằng hydrophone một loại micro được sử dụng để phát hiện những vụ thử hạt nhân trái phép.
"Nghiên cứu gần đây do một nhà nghiên cứu tại Đại học Cardiff đã cho thấy một vài điểm tương đồng liên quan đến chiếc máy bay MH370 nhưng vẫn còn có một số điểm gây tranh cãi. Chính vì thế, chúng tôi cần thận trọng đánh giá các yếu tố trước khi nối lại tìm kiếm", Phó Giáo sư Tiến sĩ Mohd Harridon Mohamed Suffian của Viện Công nghệ Hàng không Malaysia, Đại học Kuala Lumpur cho biết.
Cụ thể, nghiên cứu của Đại học Cardiff không chỉ rõ địa điểm chính xác của chiếc máy bay MH370 bị mất tích bởi tín hiệu sóng âm mà họ nhận được có thể bị tác động bởi nước biển.
Trước đó, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Anthony Loke cho biết, Ocean Infinity, công ty từng thực hiện sứ mệnh tìm kiếm chiếc máy bay MH370 bằng robot dưới đáy biển, đã đề xuất nối lại các cuộc tìm kiếm dựa trên đầu mối nói trên. Đề xuất này đang được Bộ Giao thông xem xét trước khi trình lên Chính phủ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận