Trang nhất Báo Giao thông số 44 ra ngày 12/4/2021
8 giải pháp mới thu hút nhân tài
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã nêu rõ các định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, trong đó nhấn mạnh việc tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Nội dung này tiếp tục được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi tuyên thệ trước Quốc hội vào giữa tuần qua. Báo Giao thông có cuộc trao đổi với bà Lê Minh Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Công chức - viên chức, Bộ Nội vụ về dự thảo đề án “Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài”, hiện đang đưa ra lấy ý kiến rộng rãi. Xem chi tiết
Người tài cần môi trường thỏa sức sáng tạo
Ý nghĩa lớn nhất của việc tiếp tục xác định ba khâu đột phá chiến lược xuyên suốt từ Nghị quyết Đại hội XI, XII sang Nghị quyết Đại hội XIII, trong đó có khâu phát triển nguồn nhân lực, chính là thể hiện sự nhất quán và linh hoạt trong tư duy và đường lối lãnh đạo của Đảng. Xem chi tiết
Trao giải “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”
Để khuyến khích giáo viên, học sinh củng cố lại kiến thức về an toàn giao thông và có thêm động lực dạy và học về an toàn giao thông, cuộc thi tìm hiểu “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” năm học 2020 - 2021 dành cho giáo viên, học sinh THCS và THPT đã được phát động từ tháng 1/2021 và kéo dài đến tháng 2/2021 theo hình thức thi trực tuyến tại tất cả các địa phương triển khai chương trình.
Khắc phục triệt để lỗi thu phí tự động
Bốn tháng sau khi áp dụng hình thức thu phí tự động không dừng, vẫn còn nhiều lỗi cần phải khắc phục. Bộ GTVT yêu cầu hai nhà cung cấp dịch vụ tập trung cao độ, khắc phục triệt để các bất cập ngay trong tháng 4.
5 năm, buýt nhanh BRT vẫn chạy... rùa bò
Dự án buýt nhanh BRT được kỳ vọng là phương tiện giao thông công cộng có sức chuyên chở lớn, thay thế phương tiện cá nhân, kéo giảm ùn tắc cho Thủ đô. Tuy nhiên, sau 5 năm, gần như các mục tiêu trên đều dang dở và buýt nhanh BRT vẫn bộc lộ quá nhiều bất cập. Xem chi tiết
Điện dư thừa, sao chưa giảm giá?
Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay nguồn điện dồi dào, thậm chí dư thừa, ngành điện cần xem xét giảm giá bán điện để kích cầu tiêu thụ và đảm bảo công bằng theo quy luật thị trường.
Những đột phá mới quy hoạch đường bộ:
Huy động nguồn lực cách nào?
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ trao đổi với Báo Giao thông về các giải pháp thực hiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong 10 năm tới, trong đó có mục tiêu đến năm 2030 có 5.000km đường cao tốc.
Dự án PPP giao thông vẫn gặp khó vì cơ chế tài chính
Nghị định 28 quy định về cơ chế quản lý tài chính dự án PPP do Bộ Tài chính chủ trì xây dựng vừa được Chính phủ ban hành cuối tháng 3/2021 vẫn bộc lộ nhiều bất cập, làm khó cả cơ quan quản lý và nhà đầu tư thực hiện các dự án hạ tầng theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Rước họa vì spa, thẩm mỹ viện “chui”
Dù bị cấm nhưng hàng loạt spa, thẩm mỹ viện “chui” vẫn ngang nhiên quảng cáo và thực hiện dịch vụ tiêm filler, phẫu thuật, hút mỡ… Việc cấp phép hoạt động cho các cơ sở làm đẹp quá dễ dãi, trong khi khâu quản lý dường như bị bỏ ngỏ nên đến khi hậu quả đáng tiếc xảy ra, các khách hàng “thượng đế” không biết kêu ai. Xem chi tiết
Uẩn khúc vụ “tai nạn chồng tai nạn” ở Ninh Bình:
Nhiều nội dung cần làm rõ
Quá trình thu thập tài liệu về vụ tai nạn chồng tai nạn ở Ninh Bình, PV Báo Giao thông đã nhận thấy nhiều điểm bất thường. Luật sư cũng cho rằng, có rất nhiều nội dung cần phải được làm rõ.
Bóng đá Việt xấu xí vì dung dưỡng bạo lực
V-League 2021 đang diễn ra hấp dẫn với nhiều cuộc đọ sức gay cấn. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố chuyên môn, giải đấu số 1 bóng đá Việt Nam cũng trở nên xấu xí bởi lối chơi bạo lực tại không ít đội bóng. Xem chi tiết
Nhiều khuyến cáo không dùng xe SUV cỡ lớn ở đô thị
Những dòng xe thể thao đa dụng (SUV) cỡ lớn đang rất hấp dẫn người dùng vì tính đa dạng, năng động, có thể đáp ứng nhu cầu di chuyển trên nhiều loại địa hình. Nhưng nhiều chuyên gia, tổ chức tại chính những quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Đức... lại khuyên người tiêu dùng ở các thành thị không nên mua. Vì sao vậy? Xem chi tiết
Vì sao “ngoại giao bóng bàn” không thể cứu quan hệ Mỹ - Trung?
Tháng 4/1971, thời điểm đánh dấu sự kiện vô cùng quan trọng với ngoại giao Mỹ - Trung khi hai quốc gia thực hiện chiến lược “ngoại giao bóng bàn”, phá tảng băng lạnh giá, chính thức thiết lập quan hệ, chấm dứt xung đột. Giờ đây, trong bối cảnh quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gần như quay trở lại vạch xuất phát, liệu chiến lược “ngoại giao bóng bàn” có còn tác dụng? Xem chi tiết
Và nhiều thông tin hấp dẫn khác trên Báo Giao thông số ra hôm nay, mời độc giả đón đọc!
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận