Xã hội

Tin tức Covid-19 mới nhất: Ghi nhận 12.481 ca nhiễm mới

Dịch Covid-19 hôm nay tại Việt Nam: Hôm nay, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 12.481 ca nhiễm mới.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Bộ Y tế thông tin, tính từ 17h ngày 5/9 đến 17h ngày 6/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 12.481 ca nhiễm mới, trong đó 4 ca nhập cảnh và 12.477 ca ghi nhận trong nước.

img

Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh ghi nhận số ca mắc cao nhất cả nước với 7.122 ca, tiếp theo là Bình Dương (2.194), Đồng Nai (871), Long An (857), Tiền Giang (234), Kiên Giang (201), Tây Ninh (134), Khánh Hòa (97), Đồng Tháp (95), An Giang (87), Đắk Lắk (79), Cần Thơ (70), Đà Nẵng (63), Bình Thuận (48), Hà Nội (42);

Phú Yên (34), Quảng Ngãi (31), Bình Phước (28), Bà Rịa - Vũng Tàu (22), Quảng Bình (21), Trà Vinh (20), Thừa Thiên Huế (14), Gia Lai (13), Sóc Trăng (13), Nghệ An (12), Thanh Hóa (11), Cà Mau (10), Bình Định (9), Vĩnh Long (9), Bạc Liêu (9), Bắc Ninh (7), Lâm Đồng (4), Bến Tre (4), Ninh Thuận (3), Đắk Nông (3), Sơn La (2), Quảng Nam (2), Kon Tum (1), Bắc Giang (1)trong đó có 8.099 ca trong cộng đồng.

Như vậy, trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 624 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh tăng 896 ca, Bình Dương giảm 1.346 ca, Đồng Nai giảm 372 ca, Long An tăng 101 ca, Tiền Giang tăng 101 ca.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 536.788 ca nhiễm, đứng thứ 51/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 159/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.457 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 532.490 ca, trong đó có 298.683 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (258.536), Bình Dương (134.627), Đồng Nai (29.420), Long An (25.942), Tiền Giang (10.805).

Tình hình điều trị

Số bệnh nhân khỏi bệnh trong ngày 6/9 là 9.730, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 301.457.

Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.407 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.128

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.196

- Thở máy không xâm lấn: 142

- Thở máy xâm lấn: 909

- ECMO: 32

Thông tin về ca tử vong

Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 311 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (233), Bình Dương (39), Khánh Hòa (ngày 5 và 6/9: có 7), Đồng Nai (6), Long An (5), Tiền Giang (5), Kiên Giang (3), Đồng Tháp (2), Đà Nẵng (2), Cần Thơ (2), Sóc Trăng (2), Bình Định (2), Hà Nội (1), Vĩnh Long (1), Tây Ninh (1).

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 13.385 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Xét nghiệm và tiêm vaccine

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 494.756 xét nghiệm cho 1.169.631 lượt người.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 17.695.842 mẫu cho 40.159.783 lượt người.

Trong ngày 5/9 có 567.105 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 22.012.123 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 18.673.340 liều, tiêm mũi 2 là 3.338.783 liều.

Chưa tiêm vaccine cho học sinh

Quan điểm này được Bộ Y tế đưa ra sau hơn một tuần Thủ tướng yêu cầu phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tiêm vaccine cho học sinh, để năm học mới diễn ra an toàn.

img

Hiện nay số lượng cung ứng cho Việt Nam chỉ đáp ứng một phần nhu cầu phòng chống dịch

Trong công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế cho biết đã cố gắng tiếp cận các nguồn vaccine nhưng hiện nay số lượng cung ứng cho Việt Nam chỉ đáp ứng một phần nhu cầu phòng chống dịch theo Nghị quyết số 21. Bộ Y tế đã hướng dẫn địa phương, đơn vị tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên.

Hiện, Bộ Y tế tiếp tục tìm kiếm nguồn cung ứng vaccine để đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch.

Khi có thêm, Bộ Y tế sẽ hướng dẫn và phân bổ về các địa phương, đồng thời sẽ đề nghị UBND các tỉnh thành phê duyệt danh sách đối tượng tiêm cụ thể, trong đó có người dưới 18 tuổi, bao gồm cả học sinh.

Thông tin về công tác tiêm vaccine tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, chiều 5/9, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đến nay cả nước đã tiêm được 21.523.792 liều, đạt gần 30% số người từ 18 tuổi trở lên; trong đó 15.112.140 người tiêm 1 liều và hơn 3.205.826 người tiêm đủ hai liều vaccine.

Đến ngày 4/9, số người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm vaccine ở Hà Nội (3.026.125 liều, đạt 52,7%); TP HCM (6.130.000 liều, đạt 88,%).

Theo báo cáo của Tiểu ban Tiêm chủng, hiện Bộ Y tế đã phân bổ 30 đợt vaccine Covid-19 với tổng số 32,8 triệu liều cho các địa phương, đơn vị. Dự kiến đến hết tháng 4/2022 cung ứng được 150 triệu liều.

Trưa 6/9, Hà Nội ghi nhận thêm 38 ca nhiễm mới

Bản tin của Sở Y tế Hà Nội cho hay trong buổi sáng ngày 9/6, đơn vị này đã ghi nhận thêm 38 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, trong đó 1 ca tại cộng đồng, 23 ca tại khu cách ly, 14 ca tại khu phong tỏa.

img

Tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, tính từ 6 giờ tới 12 giờ ngày 6/9, trên địa bàn Thủ đô ghi nhận 38 bệnh nhân COVID-19 mới, trong đó 1 ca tại cộng đồng, 23 ca tại khu cách ly, 14 ca tại khu phong tỏa.

Phân bố theo quận/huyện: Thanh Xuân (20), Hoàng Mai (5), Phú Xuyên (4), Thanh Trì (4), Hà Đông (2), Ba Đình (1), Hai Bà Trưng (1), Hoàn Kiếm (1).

Phân bố theo chùm ca bệnh: Chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (26), chùm sàng lọc khu vực nguy cơ cao (6), chùm liên quan Hồ Chí Minh (5), chùm Sàng lọc ho sốt (1).

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.567 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.564 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.003 ca.

Tổng số ca mắc tính từ khi Hà Nội áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 (từ 24/7) là 2.902 ca.

Cập nhật tình hình dịch bệnh đến sáng 6/9:
Hà Nội:
Số ca nhiễm: 4.110
Trong đó số ca từ thời điểm thực hiện Chỉ thị 16 (24/7) là: 2.902
Số ca tử vong: 45
Số tiêm chủng: 3.009.570 liều
Toàn quốc: (Tính tới chiều 5/9)
Số ca nhiễm: 524.307 ca
Số ca tử vong: 13.074 ca, trong đó riêng TPHCM: 12.352 ca.
Số tiêm chủng: 21.445.181 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 18.246.636 liều, tiêm mũi 2 là 3.198.545 liều.

Hà Nội: 2 ngày đầu chỉ nhắc nhở người đi đường chưa có giấy theo quy định mới

Trong 2 ngày 6 và 7/9, các lực lượng chức năng của Thành phố chỉ kiểm tra nhắc nhở, xử phạt đối với những ai ra đường không có lý do chính đáng.

img

Liên tục cập nhật thông tin diễn biến dịch Covid-19

Tối 5/9, thông tin tại cuộc họp Giao ban Sở Chỉ huy chống dịch Covid-19 Thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, biện pháp cấp giấy đi đường là vấn đề mới, việc khó, chưa từng có tiền lệ với mục tiêu quản lý Vùng 1 thực chất hơn, giảm lượng người ra đường. Tuy nhiên, Thành phố cũng xác định làm quyết liệt nhưng không cầu toàn.

Để chuẩn bị chu đáo cho công tác cấp giấy đi đường theo quy trình mới và tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp, trong 2 ngày 6 và 7/9, các lực lượng chức năng của Thành phố chỉ kiểm tra nhắc nhở, xử phạt đối với những trường hợp ra đường không có lý do chính đáng.

Khi vận hành các chốt, vùng 1, 2, 3 thì Thành phố sẽ tiến hành theo cách linh hoạt, chủ yếu kiểm tra, nhắc nhở, đồng thời từ thực tế việc lưu thông của người dân theo giấy đi đường mới sẽ đánh giá, phân tích để đưa ra biện pháp tối ưu.

Người dân, doanh nghiệp có thể liên hệ Tổng đài 1022 - Nhánh 4 để được hướng dẫn cụ thể.

img

Cứu chữa các bệnh nhân nặng tại Trung tâm Hồi sức tích cực đặt ở Bệnh viện Quốc tế City (Ảnh: MẠNH CƯỜNG).

Cấp gần 6.000 máy thở, vận hành 11 trung tâm hồi sức tích cực để giảm tử vong

Thời gian qua, Bộ Y tế đã huy động hơn 16.000 y, bác sĩ để chi viện cho TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam.

Đồng thời kho vật tư, thiết bị y tế chống dịch tại TP.HCM đã cấp phát cho các địa phương 5.935 máy thở các loại, 10 máy ECMO, 50 máy lọc máu, 182 máy xét nghiệm RT-PCR, 86 máy tách chiết, trên 10 triệu test nhanh, gần 2 triệu khẩu trang N95, gần 500.000 bộ trang phục phòng, chống dịch các loại. Phối hợp với các đơn vị tiếp nhận tài trợ các loại thuốc điều trị và 126 xe xét nghiệm hoặc tiêm chủng lưu động…

Ngoài ra, ngành y tế còn thiết lập và vận hành hiệu quả 11 Trung tâm hồi sức tích cực để cứu chữa bệnh nhân Covid-19 nặng tại các tỉnh thành phía Nam. Trong đó riêng TP.HCM có 6 Trung tâm hiện đang điều trị tích cực cho 6.491 trường hợp. 11 Trung tâm này cũng ứng dụng nền tảng Telehealth- khám chữa bệnh từ xa, đào tạo và nâng cao năng lực cho các tầng điều trị, điều phối chuyển tuyến hợp lý và triển khai điều trị tại nhà. Từ đó đã góp phần hạn chế các trường hợp tử vong, nhất là các trường hợp điều trị tại tầng thứ 3.

Cũng theo Bộ Y tế, đến nay, cả nước đã tiêm được hơn 21,5 triệu liều vaccine Covid-19, đạt gần 30% số người từ 18 tuổi trở lên; trong đó hơn 15 triệu người đã tiêm liều thứ nhất và trên 3 triệu người tiêm đủ 2 liều vaccine. Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin tại Hà Nội đạt 52,7% và tại TP.HCM đạt 88%.

Ngày 5/9, cả nước thêm 13.137 ca mắc mới

Tối 5/9, Bộ Y tế ghi nhận 13.137 ca nhiễm mới, TP.HCM tăng 2.122 ca, Bình Dương tăng 1.055 ca.

Trong số các ca mắc mới, 36 ca nhập cảnh và 13.101 ca ghi nhận trong nước.

img

Cụ thể, TP.HCM (6.226), Bình Dương (3.540), Đồng Nai (1.243), Long An (756), Kiên Giang (345), Tiền Giang (133), Cần Thơ (100), Tây Ninh (91), Đồng Tháp (78), Khánh Hòa (74), An Giang (73), Đà Nẵng (64), Hà Nội (53), Bà Rịa - Vũng Tàu (51), Nghệ An (48), Bình Thuận (47), Trà Vinh (33), Quảng Ngãi (25), Phú Yên (24), Bình Phước (22), Vĩnh Long (20), Bình Định (13), Cà Mau (6), Lâm Đồng (5), Bến Tre (5), Bắc Ninh (5), Quảng Trị (4), Thanh Hóa (4), Lạng Sơn (3), Sơn La (2), Bạc Liêu (2), Ninh Thuận (1), Quảng Nam (1), Hà Tĩnh (1), Bắc Giang (1), Quảng Ninh (1), Đắk Nông (1).

Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 3.580 ca. Tại TP.HCM tăng 2.122 ca, Bình Dương tăng 1.055 ca, Đồng Nai tăng 251 ca, Long An tăng 212 ca, Kiên Giang tăng 220 ca.

Tính riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 520.013 ca, trong đó có 288.953 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Hiện 9/62 tỉnh, thành phố trải qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc. 7 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Ninh.

Như vậy, hiện 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (251.414), Bình Dương (132.433), Đồng Nai (28.549), Long An (25.085), Tiền Giang (10.571).

img

Cán bộ y tế BV ĐK Medlatec lấy mẫu xét nghiệm cho người dân cư trú, làm việc tại địa bàn quận Ba Đình.

Hà Nội ghi nhận 53 ca mới, riêng Thanh Xuân Trung 21 trường hợp

Ngày 5/9 Hà Nội ghi nhận 53 ca Covid-19, trong đó 2 ca ghi nhận tại cộng đồng, 38 ca trong khu vực cách ly, 13 ca khu vực phong tỏa.

Trong 53 ca Covid-19, có 22 ca ghi nhận tại quận Thanh Xuân. Riêng ổ dịch Thanh Xuân Trung ngày 5/9 ghi nhận 21 ca. Như vậy, tính từ ngày 23/8 đến nay, ổ dịch Thanh Xuân Trung 462 ca.

Chiều 5/9, Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ 12 giờ đến 18 giờ ngày 5/9, Hà Nội ghi nhận 7 bệnh nhân Covid-19, trong đó 4 ca tại khu cách ly, 3 ca tại khu phong tỏa.

Phân bố theo quận/huyện: Thanh Xuân (5), Hoài Đức (2). Phân bố theo chùm ca bệnh: Chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (7).

Thông tin cụ thể:

Chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (7)

1) Đ.T.M., nữ, sinh năm 1987, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân. Bệnh nhân (BN) là F1 (mẹ) của BN L.N.N., được chuyển cách ly Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cùng con từ ngày 28/8. Ngày 3/9 bệnh nhân có sốt và được lấy mẫu, kết quả dương tính (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang).

2) H.T.H., nữ, sinh năm 1999, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân. BN là F1 của BN T.T.C. BN xuất hiện sốt chuyển Bệnh viện Thanh Nhàn khám, điều trị và lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

3) N.T.H., nữ, sinh năm 1970, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân. BN là đối tượng F1, được cách ly từ ngày 24/8 và xét nghiệm 2 lần âm tính. Ngày 5/9 được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm dương tính (CDC Hà Nội).

4) T.T.T., nữ, sinh năm 1991, Khương Đình, Thanh Xuân. BN là F1 của BN N.H.T., được cách ly tập trung từ ngày 29/8 và xét nghiệm 1 lần âm tính. Ngày 5/9 được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm dương tính (CDC Hà Nội).

5) T.L.A., nữ, sinh năm 2008, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân. BN sống trong khu vực phong tỏa, được lấy mẫu xét nghiệm 2 lần âm tính. Ngày 5/9 được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm dương tính (CDC Hà Nội).

6) T.T.D., nam, sinh năm 2016.

7) N.T.D., nam, sinh năm 2017.

Địa chỉ: An Thượng, Hoài Đức. 2 BN sống trong khu vực phong tỏa thuộc xóm Ngò, Thôn An Hạ, An Thượng, đã có xét nghiệm âm tính trước đó. Ngày 3/9 được lấy mẫu xét nghiệm định kỳ tại khu vực phong tỏa cho kết quả nghi ngờ, ngày 4/9 được lấy lại mẫu cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội).

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) là 3.527 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.563 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.964 ca.

Tài xế dương tính, nhiều cán bộ, nhân viên CDC Bà Rịa-Vũng Tàu phải cách ly

Ngày 5/9, Ban Chỉ đạo Phòng chống Covid 19 TP Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) cho biết đã có báo cáo nhanh truy vết các trường hợp liên quan đến ca dương tính với SARS-CoV-2, là nhân viên lái xe của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

img

Lấy mẫu xét nghiệm tầm soát ca mắc Covid-19 tại một khu chế xuất.

Theo đó, ông L.A.T (SN 1973, TP Bà Rịa) là lái xe của CDC Bà Rịa - Vũng Tàu, được lấy mẫu xét nghiệm PCR định kỳ 3 ngày/lần. Ngày 3-9, kết quả ống gộp dương, sau đó thực hiện lấy mẫu đơn kết quả, ông T. dương tính với SARS-CoV-2.

Lịch trình làm việc, ngày 31-8, ông T. được cử đi TP HCM để gửi mẫu nước, sau đó chỉ đến chỗ làm rồi về nhà, không đi đâu.

Qua truy vết, ngoài 3 người trong gia đình, hiện 29 F1 khác đều thuộc cán bộ, nhân viên của CDC Bà Rịa– Vũng Tàu. Hiện những trường hợp này đang được thực hiện cách ly theo quy định.

Việc nhiều nhân viên CDC tỉnh thuộc diện F1 phải đi cách ly khiến tỉnh Bà Rịa– Vũng Tàu có nguy cơ thiếu nhân lực trong việc thực hiện việc lấy mẫu, xét nghiệm, thậm chí chỉ đạo trong công tác phòng chống dịch bệnh thời điểm hiện tại.

Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu vẫn đang bố trí nhân lực để tiếp tục các công việc liên quan. Đồng thời, khử khuẩn toàn bộ CDC tỉnh cũng như những nơi ông T. lưu trú.

Hà Nội đồng ý cho shipper hoạt động từ 9 đến 20h hàng ngày

UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản về hoạt động vận chuyển giao nhận hàng hóa, bưu phẩm, bưu chính bằng xe mô tô, xe hai bánh.

img

Dịch vụ vận chuyển giao nhận hàng hóa, bưu phẩm, bưu chính tại Hà Nội được hoạt động từ 9h đến 20h hàng ngày.

Theo đó, UBND TP Hà Nội thống nhất đề xuất của Sở GTVT về thời gian hoạt động vận chuyển giao nhận hàng hóa, bưu phẩm, bưu chính đối với các xe nêu trên được hoạt động từ 9h đến 20h hàng ngày để tăng cường biện pháp phòng, chống dịch trong lĩnh vực vận tải trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội trên toàn thành phố.

Nhân viên giao hàng khi tham gia hoạt động vận chuyển, giao nhận hàng hóa, bưu phẩm, bưu chính phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực theo quy định của Bộ Y tế.

UBND TP giao Công an Hà Nội, Sở GTVT và các đơn vị liên quan giám sát chặt chẽ quá trình triển khai đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 của Trung ương và thành phố.

Các Sở Công Thương, Thông tin và Truyền thông, NN&PTNT yêu cầu những đơn vị, doanh nghiệp chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Sở Y tế có trách nhiệm nghiên cứu, hướng dẫn quy trình tự tổ chức xét nghiệm để làm cơ sở cho các đơn vị chủ động triển khai thực hiện.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 511.170 ca nhiễm, đứng thứ 52/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 160/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.199 ca nhiễm).

img

Liên tục cập nhật thông tin diễn biến dịch Covid-19 trong ngày tại Việt Nam.

Cả nước có 511.170 ca nhiễm, 12.793 ca tử vong

Trong ngày 4/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.521 ca ghi nhận trong nước, trong đó có 4.734 ca trong cộng đồng.

Dù đã giảm 1/2 so với hôm qua song TP HCM vẫn là địa phương ghi nhận số ca mắc mới cao nhất với 4.104 ca, tiếp theo là Bình Dương (2.485), Đồng Nai (992), Long An (544), Tiền Giang (148), Tây Ninh (137), Kiên Giang (125), Đồng Tháp (120), Quảng Bình (110), Bình Thuận (99).

Cần Thơ (76), Đắk Lắk (73), Bình Phước (62), Hà Nội (52), Khánh Hòa (51), Đà Nẵng (47), Bà Rịa - Vũng Tàu (39), An Giang (35), Nghệ An (32), Phú Yên (29), Quảng Ngãi (23), Thừa Thiên Huế (22), Sóc Trăng (21), Bạc Liêu (15), Trà Vinh (14), Gia Lai (12);

Sơn La (9), Thanh Hóa (8 ), Bình Định (7), Vĩnh Long (7), Cà Mau (6), Lâm Đồng (5), Ninh Thuận (3), Bắc Ninh (3), Bến Tre (2), Hà Tĩnh (1), Thái Bình (1), Lạng Sơn (1), Đắk Nông (1).

Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 5.373 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh giảm 4.395 ca, Bình Dương giảm 1.191 ca, Đồng Nai tăng 6 ca, Long An giảm 20 ca, Tiền Giang giảm 6 ca.

Diễn biến dịch COVID-19 cập nhật mới nhất từ Bộ Y tế

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 511.170 ca nhiễm, đứng thứ 52/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 160/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.199 ca nhiễm).

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 506.912 ca, trong đó có 279.742 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 10/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.

6 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam, Hải Dương.

5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (245.188), Bình Dương (128.893), Đồng Nai (27.306), Long An (24.329), Tiền Giang (10.438).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 11.848, tổng số ca được điều trị khỏi: 282.516.

Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.572 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ 4.204 trường hợp, thở ô xy dòng cao HFNC 1.267, thở máy không xâm lấn: 173, thở máy xâm lấn 899, ECMO 29 ca.

Thông báo số bệnh nhân tử vong trong ngày

Tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 347 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (256), Bình Dương (45), Long An (9), Đồng Tháp (6), Đồng Nai (ngày 3-4/9: 5 ca), Khánh Hòa (5), Tiền Giang (5), Cần Thơ (4), Đà Nẵng (4), Đắk Lắk (2), Hà Nội (1), Bình Phước (1), Cà Mau (1), Nghệ An (1), Quảng Nam (1), Vĩnh Long (1).

Như vậy, tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 12.793 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Tình hình xét nghiệm và tiêm chủng vắc xin

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 643.793 xét nghiệm cho 1.148.822 lượt người.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 16.706.988 mẫu cho 38.182.379 lượt người.

Trong ngày 03/9 có 210.119 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 21.046.279 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.998.754 liều, tiêm mũi 2 là 3.047.525 liều.

Những hoạt động nổi bật của ngành y tế trong ngày

- Bộ Y tế ban hành Quyết định số 4239/QĐ-BYT ngày 04/9/2021 về việc tiếp nhận và phân bổ 1.405.000 test nhanh kháng nguyên phát hiện virus SARS-CoV-2 của Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

- Bộ Y tế ban hành văn bản số 7325/BYT-KH-TC ngày 04/9/2021 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc mua thuốc phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 thuộc danh mục thuốc đấu thầu tập trung, danh mục thuốc đàm phán giá.

- Bộ Y tế ban hành công điện số 1309/CĐ-BYT ngày 03/9/2021 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định về việc điều tra, xử lý ổ dịch COVID-19 tại xã Hải Hưng, huyện Hải Hậu.

- Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh ban hành văn bản số 6296/SYT-NVY ngày 03/9/2021 về việc chăm sóc và quản lý người F0 trên địa bàn. Các trạm Y tế phường, xã, thị trấn, Trạm Y tế lưu động phải quản lý danh sách người F0 trên địa bàn bằng cách, khi có kết quả xét nghiệm test nhanh hoặc RT-PCR phải khẩn trương gửi ngay danh sách F0 mới phát hiện về các Trạm Y tế hoặc Trạm Y tê lưu động để triển khai công tác chăm sóc.

- TP. Đà Nẵng: Từ 8h00 ngày 5/9, Thành phố phân chia từng cấp độ nới lỏng các hoạt động xã hội theo từng địa bàn và mức độ nguy cơ (vùng đỏ, vùng vàng và vùng xanh). Người dân ở vùng đỏ là nơi phong tỏa cứng, phải thực hiện việc cách ly theo quy định của Bộ Y tế. Vùng vàng áp dụng cách ly xã hội "cao hơn chỉ thị 16" với người dân sống (bao gồm cả điểm xanh dân cư bên trong vùng vàng).

Vùng xanh (thiết lập theo quy mô cấp phường, xã khi 14 ngày liên tục không có ca nhiễm cộng đồng), người dân được đi chợ truyền thống với tần suất 5 ngày một lần.

Ngày 4/9, Hà Nội thêm 50 ca nhiễm mới

Chiều 4/9, Hà Nội ghi nhận 6 bệnh nhân Covid-19, trong đó 3 ca đã được cách ly, 1 ca khu vực phong tỏa và 2 ca cộng đồng.

6 ca Covid-19 mới phân bố tại Thanh Xuân (2), Đông Anh (2), Hoàng Mai (1) và Đống Đa (1). Như vậy ngày 4/9, Hà Nội ghi nhận 50 ca, trong đó 37 ca trong khu vực cách ly, 11 ca khu vực phong tỏa, 2 ca ghi nhận tại cộng đồng.

Thông tin 6 trường hợp mắc Covid-19 như sau:

Ca cộng đồng: Bệnh nhân nữ P.T.T sinh năm 1997 ở Yên Sở, Hoàng Mai. Ngày 2/9, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt. Ngày 3/9, chị T. đi khai báo y tế và được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Ca cộng đồng thứ 2 là bệnh nhân nam N.T.L, sinh năm 1990 ở Hải Bối, Đông Anh. Bệnh nhân là phụ xe luồng xanh chở thực phẩm thiết yếu tuyến Bắc Nam. Ngày 29/8, anh L. có đi làm test nhanh âm tính, ngày 30-31/8 di chuyển từ TP.HCM ra Hà Nội. Ngày 3/9, bệnh nhân đi xét nghiệm tại BV Đức Giang để chuẩn bị di chuyển tiếp thì có kết quả dương tính.

Chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng có 4 ca:

Bệnh nhân nữ N.T.T sinh năm 1950 ở Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân. Bệnh nhân sống trong khu vực phong tỏa từ ngày 23/8, được lấy mẫu lần 1 ngày 24/8, kết quả âm tính. Ngày 2/9, bà T. được chuyển vào khu cách ly, có triệu chứng sốt. Ngày 3/9, người này được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Bệnh nhân nam Đ.X.L sinh năm 2009 cũng ở Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân. Bệnh nhân sống trong khu vực phong tỏa từ ngày 23/8, được lấy mẫu lần 1 ngày 24/8, kết quả âm tính. Ngày 2/9, L. được chuyển vào khu cách ly. Ngày 3/9, bệnh nhân có triệu chứng sốt, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính,

Bệnh nhân thứ 3 là anh Đ.M.T sinh năm 1985 ở Nguyên Khê, Đông Anh. Bệnh nhân là F1 (chồng) của L.T.H , đã được cách ly từ ngày 29/8. Ngày 3/9, anh xuất hiện sốt, mệt mỏi được chuyển cách ly, kết quả dương tính.

Bệnh nhân tiếp theo là chị L.H.L sinh năm 1963 ở Trung Phụng, Đống Đa. Bệnh nhân sống trong khu vực phong tỏa từ ngày 2/9. Ngày 3/9, chị L. được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4), Hà Nội ghi nhận 3.474 ca Covid-19, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.561 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.913 ca.

Thêm hơn 4.100 bệnh nhân Covid-19 ở TP.HCM xuất viện

Theo HCDC, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn phức tạp nhưng đã có nhiều kết quả bước đầu được ghi nhận.

Trưa 4/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết tính đến thời điểm này, có 214.603 trường hợp mắc Covid-19 phát hiện tại TP, trong đó 241.143 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 460 trường hợp nhập cảnh.

TP.HCM hiện điều trị 41.470 bệnh nhân, trong đó có 2.915 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.779 bệnh nhân nặng đang thở máy và 20 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 3/9, thêm 4.172 bệnh nhân xuất viện, nâng tổng số xuất viện đến nay là 120.509 người.

Theo HCDC, nguyên tắc của tiêm vắc-xin phòng Covid-19 là dựa trên sự tự nguyện đồng ý của người dân. Tổng số mũi vắc-xin đã triển khai tiêm đến ngày 2-9 là 6.268.327 (tăng 42.367 mũi so với ngày 1-9), trong đó tổng số mũi 1 là 5.899.379, mũi 2 là 368.948; số người được tiêm trên 65 tuổi, người có bệnh nền là 689.191.

Kết quả xét nghiệm RT-PCR đến ngày 3-9 đã lấy 1.647.113 mẫu với 5.899.045 người. Tổng số mẫu chưa có kết quả là 7.218, trong đó có 4.466 mẫu đơn và 2.752 mẫu gộp.

T.HCM đã tổ chức hơn 411 trạm y tế lưu động để chăm sóc, theo dõi sức khỏe F0 khi điều trị, chăm sóc tại nhà. Khi xét nghiệm test nhanh và phát hiện F0, các trạm y tế lưu động sẽ nắm bắt thông tin nhanh và xử lý kịp thời, góp phần giảm tải cho bệnh viện.

TP HCM triển khai phát túi thuốc A,B,C cho F0 chăm sóc, điều trị tại nhà.; thực hiện giám sát hoạt động tại các trạm y tế lưu động, cập nhật các số điện thoại của các trạm lên website hcdc.vn. Số trường hợp F1 đang cách ly tập trung là 2.881 và cách ly tại nhà là 20.912 người.

Hà Nội ưu tiên 80.730 liều Pfizer cho 3 nhóm đối tượng

Với 80.730 liều vaccine COVID-19 của Pfizer chỉ thực hiện tiêm mũi 1, phân bổ tiếp tục để tiêm cho các đối tượng còn lại tại đợt 11 thuộc các nhóm đối tượng ưu tiên chưa được tiêm chủng.

img

Đảm bảo an toàn phòng tránh lây nhiễm tại các điểm tiêm vaccine Covid-19.

Các đối tượng được ưu tiên trong đợt 12 theo thứ tự: Người mắc bệnh mãn tính; Người trên 65 tuổi; Phụ nữ đang mang thai trên 13 tuần sau khi được giải thích nguy cơ/lợi ích và được nhóm này đồng ý.

Với 800.700 liều vaccine AstraZeneca tiếp tục phân bổ để tiêm cho các đối tượng còn lại tại đợt 11 thuộc các nhóm ưu tiên chưa được tiêm chủng, gồm:

- Đối tượng đến thời gian cần phải tiêm trả mũi 2.

- Người làm trong các chuỗi cung ứng dịch vụ thiết yếu: công nhân nhà tang lễ, cắt tóc, gội đầu, công nhân vệ sinh và người làm tại các chuỗi cung ứng.

- Người nằm trong nhóm nguy cơ, người sinh sống tại các khu vực có dịch (vùng đỏ), vùng nguy cơ cao trong khu vực vùng đỏ sau khi xét nghiệm âm tính.

- Công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, người nước ngoài sinh sống trên địa bàn TP.

- Người lao động của các đơn vị có đóng góp cho công tác phòng chống dịch của TP.

Sở Y tế yêu cầu các đơn vị tiêm chủng tiếp tục tăng tốc độ, tăng diện bao phủ vaccine phòng COVID-19; tuân thủ khám sàng lọc trước tiêm chủng, chuyển đối tượng thận trọng cần tiêm chủng tại bệnh viện theo phân cấp các điểm tiếp nhận.

Ngày 31/8, Bộ Y tế quyết định về việc phân bổ vaccine phòng COVID-19 đợt 26, 27, 28 trong đó cấp cho thành phố Hà Nội 161.460 liều Pfizer và 800.700 liều AstraZeneca

Đà Nẵng đã kiểm soát dịch, nới lỏng một số quy định từ 5/9

Xét về tổng thể, sau gần 20 thực hiện biện pháp phong tỏa cứng, Đà Nẵng đã kiểm soát được dịch bệnh, quyết định nới lỏng một số quy định từ 5/9.

img

Đà Nẵng sẽ nới lỏng một số hoạt động tại vùng vàng và vùng xanh từ 8h ngày 5/9.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng chiều 3/9, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết: Xét về tổng thể, sau gần 20 ngày thực hiện biện pháp phong tỏa cứng toàn TP, Đà Nẵng có thể khẳng định đã kiểm soát được dịch bệnh. TP có đủ cơ sở để xác định rõ các vùng và mức độ nguy cơ.

Trên cơ sở đánh giá tình hình, TP Đà Nẵng đã quyết định nới lỏng một số quy định sau 8h ngày 5/9.

Việc nới lỏng nhằm đáp ứng, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân. Phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản trên địa bàn đồng thời giải quyết tư tưởng, tâm lý của người dân sau khi thực hiện phong tỏa cứng 20 ngày.

Theo ông Quảng, dịch luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào, ở tất cả các địa phương. Sau thời gian dài không có ca mắc trong cộng đồng, quận Sơn Trà lại xuất hiện chuỗi lây mới, cho thấy mầm bệnh trong cộng đồng còn rất phức tạp.

Hiện nay năng lực ngành y tế Đà Nẵng hoàn toàn có thể chủ động được hai việc quan trọng là cách ly và tổ chức điều trị. Số ca tử vong tại TP chiếm tỉ lệ thấp.

Với tình hình dịch bệnh hiện nay, Bí thư Đà Nẵng nhấn mạnh: Phải sẵn sàng sống chung với dịch chứ không phải coi đây là lần cuối thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

"Phải luôn ở trong trạng thái sẵn sàng, nếu tình hình dịch bệnh phức tạp thì phải quay lại áp dụng biện pháp mạnh. Nếu tình hình dịch bệnh khả quan hơn thì sẽ nghiên cứu tiếp tục mở thêm các hoạt động”, ông Quảng cho biết.

Theo quyết định của UBND TP Đà Nẵng, từ 8h ngày 5/9, tiếp tục áp dụng các biện pháp cấp bách để phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố theo tinh thần Chỉ thị số 05 của Chủ tịch UBND TP. Việc áp dụng các biện pháp được phân theo từng cấp độ nguy cơ: Vùng đỏ, vùng vàng và vùng xanh.

Tại vùng đỏ, tiếp tục thực hiện các biện pháp cách ly y tế theo quy định.

Tại vùng vàng, người dân được yêu cầu không ra khỏi nhà; chỉ được phép ra khỏi nhà tham gia các hoạt động với các điều kiện: Có giấy đi đường QRCode kèm giấy tờ tùy thân; Thực hiện 5K, không quá 2 người tại nơi công cộng; Đeo tấm che mặt khi giao tiếp trực tiếp; Di chuyển “1 cung đường - 2 điểm đi/đến và ngược lại”.

Người dân được mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng tạp hóa, quầy thuốc trong phạm vi cùng thôn/tổ dân phố...

Trong khi đó, tại vùng xanh, chợ truyền thống được hoạt động với điều kiện có vách ngăn giữa người bán, người mua. Mỗi gia đình 1 người được đi chợ 5 ngày/lần kèm giấy đi chợ QRCode hợp lệ.

Người dân được tập thể dục ngoài trời từ 5h đến 7h với khoảng cách 2 mét. Nhà hàng, cửa hàng, dịch vụ ăn, uống được đặt hàng và bán hàng qua mạng, giao hàng tận nơi cho khách hàng. Không được phục vụ khách tại chỗ.

Cả nước có 501.649 ca mắc, hơn 50% ca khỏi bệnh

Đến nay, Việt Nam ghi nhận 501.649 ca mắc COVID-19, đứng thứ 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hiện đã có hơn 50% bệnh nhân được chữa khỏi, đang điều trị gần 6.500 ca bệnh nặng.

img

Liên tục cập nhật thông tin Covid-19 trong ngày tại Việt Nam.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 501.649 ca mắc COVID-19, đứng thứ 53/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.103 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 497.391 ca, trong đó có 267.894 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 10/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.

Có 5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam.

5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (241.084), Bình Dương (126.408), Đồng Nai (26.314), Long An (23.785), Tiền Giang (10.290).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 3/9 là 11.344 người, nâng tổng số ca được điều trị khỏi 270.668 trường hợp.

Gần 6.500 ca COVID-19 nặng đang điều trị tại các cơ sở y tế.

Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.491 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.122

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.295

- Thở máy không xâm lấn: 179

- Thở máy xâm lấn: 867

- ECMO: 28

Số bệnh nhân tử vong:

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 12.446 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Tình hình xét nghiệm và tiêm chủng vaccine COIVD-19

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 16.063.195 mẫu cho 37.033.557 lượt người.

Tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm là 20.831.478 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.872.356 liều, tiêm mũi 2 là 2.959.122 liều.

Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới:

Cập nhật đến 6 giờ sáng 4/9 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu là 220.551.477 ca, trong đó có 4.565.695 người tử vong.

Đến nay dịch đã xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 197 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 19 triệu ca và 105.279 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 3/9, thế giới có 97 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 72 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.

Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất với 40.683.063 ca mắc và 664.781 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với 32.745.457 ca mắc và 440.256 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với 20.856.092 ca, trong đó có 582.670 ca tử vong.

img

Người dân ở điểm nóng Covid-19 tại Hà Nội được thành phố tổ chức di chuyển đến khu vực an toàn. Ảnh: Tạ Hải

Hà Nội có 3.430 ca mắc, riêng Thanh Xuân Trung 423 ca

Sáng nay 4/9, Hà Nội vừa ghi nhận thêm 6 ca mắc tại 4 quận huyện, nâng tổng số ca mắc mới trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4) đến nay lên 3.430 ca.

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, sáng 4/9, trên địa bàn thành phố ghi nhận 6 ca nhiễm mới đã được cách ly.

Các ca bệnh này phân bố tại 4 quận, huyện: Thanh Xuân (2), Hà Đông (2), Đống Đa (1), Hai Bà Trưng (1) và phân bố theo chùm F1 của các trường hợp ho, sốt cộng đồng.

6 bệnh nhân (BN) thuộc chùm F1 của các trường hợp ho, sốt cộng đồng:

BN1: L.S, nam, sinh năm 2015, ở phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng. BN sống trong khu vực phong tỏa đã được xét nghiệm 2 lần âm tính và chuyển cách ly tập trung từ ngày 29/8. Ngày 3/9, BN xuất hiện triệu chứng, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

BN2: Đ.T.L, nữ, sinh năm 1981, ở phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. BN sống trong khu vực phong tỏa, là (con) của BN Đ.T.T và Đ.T.X được xét nghiệm 1 lần âm tính. Ngày 2/9, BN được chuyển cách ly tập trung. Ngày 3/9, BN xuất hiện triệu chứng, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

BN3: N.T.H, nữ, sinh năm 1986, ở phường Phú Lãm, quận Hà Đông. BN là F1 của BN N.T.T.H (làm cùng phân xưởng). Ngày 3/9, BN được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

BN4: L.T.T, nữ, sinh năm 1949, ở phường Văn Miếu, quận Đống Đa. BN là F1(sống cùng nhà) của BN N.T.T đã được xét nghiệm 1 lần âm tính. Ngày 3/9, BN được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

BN5: T.N.H, nữ, sinh năm 2001, ở phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân. BN là F1 (hàng xóm) của BN B.T.N và là con BN H.T.K, đã được xét nghiệm 3 lần âm tính, ngày 2/9 được chuyển cách ly tại khu cách ly Đại học FPT và xét nghiệm lần 4, kết quả dương tính.

BN6: V.N.Đ.M, nam, sinh năm 2007, ở phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân. BN sống trong khu vực phong tỏa, đã được xét nghiệm 2 lần âm tính. Ngày 1/9, BN được chuyển cách ly tại khu cách ly Đại học FPT. Ngày 3/9, BN được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4 đến nay) là 3.430 ca, trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 1.559 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly là 1.871 ca. Riêng tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, tính từ ngày 23/8 đến sáng 4/9, đã ghi nhận 423 ca mắc.

img

Công an Hà Nội triển khai thêm 39 chốt trực kiểm soát chặt phương tiện ra vào vùng 1.

Hà Nội triển khai thêm 39 chốt trực kiểm soát phương tiện ra vào vùng 1

Bắt đầu từ đêm qua (3/9) Công an thành phố Hà Nội tiếp tục triển khai thêm 39 chốt trực tại các tuyến đường ra, vào vùng 1 (vùng đỏ nguy cơ cao).

Nhiệm vụ của chốt là kiểm soát chặt tất cả người và phương tiện được ra vào vùng 1; bảo đảm an ninh, trật tự; hướng dẫn, phân luồng giao thông.

Các chốt sẽ thực hiện kiểm soát, phong tỏa "triệt để" phương tiện, người dân ra vào giữa các vùng, đúng nguyên tắc cách ly, ngăn ngừa lây nhiễm chéo, công an chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND quận, huyện tổ chức chốt trực, kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện ra vào vùng 1. Lực lượng chức năng sẽ dừng phương tiện, đo thân nhiệt, yêu cầu khai báo y tế, kiểm tra giấy đi đường do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.

Kiểm tra phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu, trường hợp nghi ngờ sẽ test nhanh Covid-19, khử trùng trong trường hợp cần thiết, chủ động sàng lọc toàn bộ người được phép đi vào vùng 1. Kiên quyết yêu cầu quay đầu đối với các trường hợp không đủ điều kiện.

Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội cho biết, tất cả các chốt ra vào thành phố vẫn kiểm soát chặt chẽ theo chỉ thị 16, đặc biệt tập trung kiểm soát các chốt vào khu vực nguy cơ cao.

“Tiếp tục nhằm đảm bảo kiểm soát chặt chẽ hơn việc đi lại, các phương án tổ chức giao thông và phối hợp với Công an thành phố Hà Nội để điều hành giao thông ra vào các chốt, đảm bảo chúng ta vừa kiểm soát được dịch bệnh tốt nhưng đồng thời cũng đảm bảo giao thông thuận tiện để cung ứng hàng hóa đặc biệt hàng hóa thiết yếu phục vụ cho công tác chống dịch cũng như đời sống của nhân dân trên địa bàn Thủ đô” - ông Vũ Văn Viện nói.

Theo phân vùng của thành phố Hà Nội, vùng 1 có nguy cơ cao gồm toàn bộ 10 quận: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai. Và một phận địa giới hành chính của 5 quận, huyện gồm Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

Đây là khu vực đô thị trung tâm với mật độ dân cư cao, hiện tại đang là vùng đỏ, là nơi tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ. Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, việc phân vùng này nhằm tiến tới kiểm soát dịch bệnh của vùng nguy cơ cao.

“Vùng 1 của chúng ta tiếp tục thực hiện theo chỉ thị 16 của Thủ tướng để tập trung nghiêm giãn cách xã hội, trên cơ sở đó Hà Nội thúc đẩy công tác xét nghiệm cũng như để làm sao đó bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, từng bước để kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 ở khu vực vùng 1” - ông Nguyễn Mạnh Quyền nói.

img

Bình Dương: 2 ngày tiêm 100.000 liều vaccine Vero Cell

Ngày 3/9, số liệu sơ bộ từ các điểm tiêm vaccine tại 9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bình Dương cho biết sau hai ngày đầu tiên triển khai tiêm vaccine COVID-19 Vero Cell đã có khoảng 10% trong tổng số 1 triệu liều được tiêm.

Trong đó nhiều nhất là tại TP Thủ Dầu Một (trên 28.000 liều), Dĩ An (trên 22.000 liều), Thuận An (trên 12.500 liều), Tân Uyên (trên 6.500 liều)... Một số đơn vị tuyến huyện thực hiện "tiêm vét" một số loại vaccine khác, song song với việc triển khai tiêm Vero Cell.

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương yêu cầu ngành y tế đảm bảo năng lực tiêm tới 100.000 liều/ngày và phối hợp với các địa phương, các cơ quan liên quan vận động người dân đi tiêm vắc xin với phương châm "vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất".

Trong ngày 3/9, Bình Dương ghi nhận thêm 3.676 ca mắc COVID-19 mới, tổng cộng đã có tới 126.408 ca mắc (chiếm khoảng 5% dân số). Mặc dù tỉ lệ bệnh nhân ra viện khá cao (đã có trên 72.000 bệnh nhân F0 ra viện) nhưng cũng đã có tới 1.014 người tử vong.

Ngày 3/9 ghi nhận 14.922 ca nhiễm mới

Bộ Y tế thông tin, tính từ 17h ngày 2/9 đến 17h ngày 3/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.922 ca nhiễm mới, trong đó 28 ca nhập cảnh và 14.894 ca ghi nhận trong nước.

img

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 715.672 xét nghiệm cho 1.223.119 lượt người

Cụ thể, tại TP.HCM ghi nhận nhiều nhất với 8.499 ca, Bình Dương (3.676), Đồng Nai (986), Long An (564), Tây Ninh (267), Tiền Giang (154), Kiên Giang (104), Đồng Tháp (82), Đà Nẵng (81), Bình Thuận (75), An Giang (62), Khánh Hòa (61), Hà Nội (58), Bà Rịa - Vũng Tàu (39), Nghệ An (37), Quảng Ngãi (24), Phú Yên (19), Bình Định (17), Thanh Hóa (15), Cần Thơ (10), Gia Lai (10), Đắk Nông (9), Bình Phước (8 ), Vĩnh Long (8 ), Trà Vinh (5), Hà Tĩnh (5), Bến Tre (5), Cà Mau (4), Quảng Nam (3), Nam Định (2), Bạc Liêu (2), Bắc Ninh (1), Hậu Giang (1), Bắc Giang (1) trong đó có 9.275 ca trong cộng đồng.

Như vậy, trong 24 giờ qua, số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 1.708 ca. Tại TP.HCM tăng 2.536 ca, Bình Dương giảm 828 ca, Đồng Nai tăng 183 ca, Long An giảm 19 ca, Tây Ninh tăng 205 ca.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 501.649 ca nhiễm, đứng thứ 53/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.103 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 497.391 ca, trong đó có 267.894 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (241.084 ca), Bình Dương (126.408), Đồng Nai (26.314), Long An (23.785), Tiền Giang (10.290).

Trong hôm nay, 11.344 bệnh nhân khỏi bệnh nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 270.668.

Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.491 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.122 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.295; Thở máy không xâm lấn: 179; Thở máy xâm lấn: 867; ECMO: 28

Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 338 ca tử vong tại TP.HCM (250 ca), Bình Dương (44), Đồng Tháp (5), Hà Nội (2), Đắk Lắk (2), Tiền Giang (2)...

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 12.476 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới (2,1%).

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 715.672 xét nghiệm cho 1.223.119 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 16.063.195 mẫu cho 37.033.557 lượt người.

Trong ngày 2/9 có 283.221 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều Covid-19 đã được tiêm là 20.831.478 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.872.356 liều, tiêm mũi 2 là 2.959.122 liều.

Hà Nội sắp tiêm gần 1 triệu liều Pfizer, AstraZeneca

TP Hà Nội vừa được Bộ Y tế phân bổ 161.460 liều vaccine Pfizer và 800.700 liều AstraZeneca. Với số lượng vaccine được phân bổ trên, TP sẽ triển khai tiêm cho người dân ngay lập tức.

img

Hà Nội đã tiêm được 2.924.413 liều vaccine cho các đối tượng

Chiều 3/9, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký văn bản tiếp tục thực hiện triển khai tiêm vắc xin Covid-19 đợt 12 trên địa bàn TP.

Theo Sở Y tế Hà Nội, TP vừa được Bộ Y tế phân bổ 161.460 liều vaccine Pfizer và 800.700 liều AstraZeneca. Với số lượng vaccine được phân bổ trên Hà Nội sẽ triển khai tiêm cho người dân ngay lập tức.

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã khẩn trương thực hiện xây dựng kế hoạch tiêm chủng vaccine Covid-19 các đợt tiếp theo căn cứ đối tượng cần tiêm, đã tiêm, số lượng vaccine Covid-19 được phân bổ đảm bảo minh bạch, đúng trường hợp, khẩn trương và tổ chức tiêm ngay sau khi nhận được vaccine.

Theo Sở Y tế Hà Nội, đối với 800.700 liều AstraZeneca thực hiện tiếp tục phân bổ để tiêm cho các trường hợp còn lại tại đợt 11 thuộc nhóm các nhóm ưu tiên chưa được tiêm chủng.

Cụ thể, các trường hợp ưu tiên gồm: người đến thời gian cần phải tiêm trả mũi 2; người làm trong các chuỗi cung ứng dịch vụ thiết yếu: công nhân nhà tang lễ, cắt tóc, gội đầu, công nhân vệ sinh và người làm tại các chuỗi cung ứng; người nằm trong nhóm nguy cơ, người sinh sống tại các khu vực có dịch (vùng đỏ), vùng nguy cơ cao trong khu vực vùng đỏ sau khi xét nghiệm âm tính; công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, người nước ngoài sinh sống trên địa bàn TP; người lao động của các đơn vị có đóng góp cho công tác phòng chống dịch của TP.

Ngoài ra, trường hợp theo thứ tự ưu tiên đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện theo phương án 170/PA-UBND của TP và thực hiện tiêm cho các trường hợp khác khi có chỉ đạo của UBND và ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 nhằm đáp ứng yêu cầu công tác phòng dịch cũng nằm trong diện ưu tiên kể trên.

Đối với 80.730 liều vaccine của Pfizer chỉ thực hiện tiêm mũi 1 phân bổ tiếp tục để tiêm cho các trường hợp còn lại tại đợt 11 thuộc các nhóm đối tượng ưu tiên chưa được tiêm chủng và các trường hợp theo thứ tự sau: người mắc bệnh mãn tính; người trên 65 tuổi; phụ nữ đang mang thai ≥ 13 tuần sau khi được giải thích nguy cơ/lợi ích nếu đồng ý tiêm chủng cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa...

Hiện nay, Hà Nội là địa phương đứng thứ 2 sau TP.HCM về tiêm vaccine khi đã tiêm được 2.924.413 liều, được biết toàn TP Hà Nội có 5.745.728 người từ 18 tuổi trở lên.

Từ sáng đến trưa, Hà Nội có 43 ca, 19 ca ở Thanh Xuân

Trưa ngày 3/9, Hà Nội ghi nhận thêm 30 ca nhiễm mới SARS-CoV-2; trong đó có 5 ca tại cộng đồng; 18 ca tại khu cách ly và 7 ca tại khu vực phong tỏa.

Các ca nhiễm mới phân bố tại các quận, huyện: Thanh Xuân (13 ca), Thanh Trì (6 ca), Đống Đa (5 ca), Hai Bà Trưng (4 ca), Hoàng Mai (1 ca), Đan Phượng (1 ca).

img

Ngõ 328 Nguyễn Trãi là điểm nóng Covid-19 tại Hà Nội đã được cách ly, di chuyển người dân đi tránh dịch. Ảnh: Tạ Hải

Trong số các ca nhiễm mới có 5 ca phát hiện qua sàng lọc ho, sốt trong cộng đồng. Cụ thể:

Trường hợp N.Đ.Y, nam, sinh năm 1995, ở Nam Đồng, Đống Đa. Bệnh nhân là nhân viên chuyển phát nhanh. Ngày 27/8, bệnh nhân xuất hiện ho, hắt hơi, sổ mũi. Ngày 1/9, được Trung tâm Y tế Hai Bà Trưng lấy mẫu gộp đối tượng nguy cơ cao, kết quả nghi ngờ. Ngày 2/9, được lấy mẫu lần 2 kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Trường hợp T.A.T, nam, sinh năm 1957, ở Tả Thanh Oai, Thanh Trì. Ngày 1/9, bệnh nhân thấy đau mỏi người, ngày 2/9 đến Bệnh viện Thiên Đức làm xét nghiệm test nhanh dương tính, sau đó được lấy mẫu khẳng định, kết quả dương tính.

Trường hợp N.T.T, nam, sinh năm 2002, ở Minh Khai, Hai Bà Trưng. Ngày 27/8, bệnh nhân xuất hiện sốt, ho đờm, đau rát họng. Ngày 2/9, được lấy mẫu kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Trường hợp N.T.H, nữ, sinh năm 1984, ở Minh Khai, Hai Bà Trưng. Ngày 1/9, bệnh nhân xuất hiện sốt, đau đầu, ho, đau rát họng. Ngày 2/9, được lấy mẫu kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Trường hợp P.T.Đ.T, nữ, sinh năm 1964, ở Minh Khai, Hai Bà Trưng. Ngày 26/8, bệnh nhân xuất hiện sốt, ho, đau rát họng, tức ngực. Ngày 2/9, được lấy mẫu kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Các ca còn lại thuộc chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng đã phát hiện trước đó.

Như vậy, theo thống kê từ 6h sáng đến 12h trưa ngày 3/9, Hà Nội đã ghi nhận thêm 43 ca nhiễm mới SARS-CoV-2.

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) là 3.409 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.559 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.850 ca.

Mở rộng xét nghiệm khu vực nguy cơ cao và rất cao

Bộ Y tế đề nghị các địa phương đang giãn cách theo Chỉ thị 16 đẩy mạnh hơn nữa việc xét nghiệm trên diện rộng, trước tiên tại các khu vực phong tỏa, có nguy cơ cao và rất cao.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vừa nhận được điện của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long về việc tăng cường xét nghiệm phòng chống Covid-19.

img

Các địa phương đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xét nghiệm trên diện rộng.

Bộ Y tế đánh giá tình hình dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, khó lường tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Trong nước, dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát triệt để, nhất là tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng; một số địa phương vẫn còn tình trạng người dân di chuyển, lưu thông với số lượng lớn, các ca bệnh trong cộng đồng tiếp tục được ghi nhận.

Nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để khoanh vùng, cách ly, điều trị kịp thời, hạn chế nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác xét nghiệm phòng, chống dịch Covid-19.

Với các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, Bộ Y tế đề nghị thực hiện nghiêm các nội dung theo Công điện 1068/CĐ-TTg ngày 5/8, Công điện 1099/CĐ-TTg ngày 22/8 và Công điện 1102/CĐ-TTg ngày 23/8 của Thủ tướng và Công điện 1168/CĐ-BYT ngày 7/8 của Bộ Y tế về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, trong đó đặc biệt lưu ý việc đánh giá tình hình dịch để phân loại các khu vực theo mức độ nguy cơ để triển khai thực hiện việc xét nghiệm thần tốc.

Các địa phương đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xét nghiệm trên diện rộng, trước tiên tại các khu vực phong tỏa, có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao; tiếp tục tổ chức tốt việc điều phối, lấy mẫu, thực hiện và trả kết quả xét nghiệm trong vòng 24h để đảm bảo giá trị và tiến độ xét nghiệm.

Bộ trưởng Y tế đề nghị đến ngày 15/9, các khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao phải lấy mẫu xét nghiệm tại nhà cho toàn bộ người dân ít nhất 3 lần (từ 2-3 ngày/lần); lấy mẫu đơn kháng nguyên nhanh hoặc lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp theo nhà ở/hộ gia đình.

Tại các khu vực có nguy cơ và các khu vực khác, cơ quan y tế địa phương cần lấy mẫu xét nghiệm tại nhà ở/hộ gia đình cho toàn bộ người dân ít nhất 1 lần (5-7 ngày/lần); lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp theo nhà ở/hộ gia đình.

Ngoài ra, các địa phương tiếp tục xét nghiệm xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến cơ sở khám, chữa bệnh và tại cộng đồng. Bộ Y tế cũng đề nghị thực hiện xét nghiệm 3 ngày/lần đối với nhân viên, người lao động là các trường hợp có nguy cơ cao tại các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, người trực tiếp cug cấp dịch vụ thiết yếu.

Các tỉnh, thành phố trong diện này cần thực hiện xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến cơ sở khám, chữa bệnh hoặc tại cộng đồng để có biện pháp đáp ứng khoanh vùng, cách ly kịp thời, không để lây lan cộng đồng.

Quận 4 bác tin "Thủ tướng gọi điện đột xuất không có người trực chống dịch"

Ngày 3/9, UBND phường 10, quận 4, TP.HCM đã có thông tin phản hồi về việc "Thủ tướng gọi điện đột xuất, địa phương không có người trực" mà báo chí đã đăng tải.

img

Thủ tướng trong một lần kiểm tra đột xuất, đề nghị người dân gọi tới số điện thoại khẩn cấp hỗ trợ y tế của phường Bình Chuẩn, sáng 27/8. Ảnh: VGP.

Theo đó, tối 2/9 và sáng nay, trên các báo (điện tử) có đăng nội dung “Thủ tướng gọi điện thoại đột xuất kiểm tra trực chống dịch”. Thông tin phản ánh: Khi Thủ tướng gọi điện qua hệ thống trực tuyến với UBND phường 10, quận 4 thì không có người trực chỉ huy.

UBND phường 10, quận 4 cho biết, các báo đăng tải thông tin trên là không đúng sự thật. Thực tế, Thủ tướng gọi trên phần mềm họp trực tuyến.

Tối 2/9, khi vào cuộc họp trực tuyến với các địa phương, đường link họp trực tuyến (do Công ty VNPT phụ trách) có thay đổi và đường truyền Internet chưa ổn định nên UBND phường 10 chưa nhận được cuộc gọi kết nối của Thủ tướng.

Lúc 18h20 cùng ngày, đường truyền ổn định thì ông Lê Nguyễn Thế Lâm - Chủ tịch UBND phường 10, quận 4 đã trực tiếp báo cáo các nội dung với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nắm về sự cố đường truyền.

Do vậy, việc báo chí thông tin "không có người trực" là chưa chính xác.

UBND phường 10, quận 4 cho biết, hiện tại, đơn vị vẫn luôn đảm bảo phân công cán bộ trực, tiếp nhận thông tin phản ánh liên quan công tác phòng chống dịch và nội dung khác tại địa phương.

Hà Nội thêm 6 ca nhiễm mới tại ổ dịch Thanh Xuân Trung

CDC Hà Nội cho biết, sáng 3/9, TP Hà Nội có thêm 13 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2, trong đó 1 ca cộng đồng là người làm nghề bán hàng online ở quận Tây Hồ, 6 ca là các trường hợp F1 tại ổ dịch Thanh Xuân Trung đã được cách ly.

img

Ổ dịch tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) thực hiện việc giãn dân ra khỏi khu vực ngõ 328 và 330 đường Nguyễn Trãi. Ảnh: Tạ Hải

Sáng nay, Hà Nội thêm 13 ca nhiễm mới

Các ca mắc mới được phân bố theo quận/huyện: Thanh Xuân (6 ca), Đống Đa (3 ca), Đông Anh (2 ca), Tây Hồ (1 ca), Nam Từ Liêm (1 ca). Trong đó có 1 ca phát hiện dương tính khi sàng lọc ho sốt cộng đồng.

Qua sàng sàng lọc ho sốt cộng đồng đã phát hiện 1 bệnh nhân N.T.T.M, nữ, sinh năm 1990, ở Yên Phụ, Tây Hồ. Bệnh nhân làm nghề bán hàng online, ngày 28/8 xuất hiện sốt, ho, đau họng, ngày 1/9 khai báo với TYT được lấy mẫu ho sốt cộng đồng và có kết quả dương tính ngày 2/9 (CDC Hà Nội).

Chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (12 ca):

1 bệnh nhân nam, sinh năm 1996, ở Thị trấn Đông Anh, Đông Anh. Bệnh nhân là F1, được đi cách ly từ ngày 17/8. Trong quá trình cách ly, bệnh nhân có sốt, đau rát họng, mệt mỏi được chuyển BVĐK Đông Anh và được lấy mẫu ngày 1/9 cho kết quả xét nghiệm dương tính (BV Đức Giang thực hiện).

Bệnh nhân nữ Đ.T.X, sinh năm 1949, ở Nguyên Khê, Đông Anh. Bệnh nhân là F1, ngày 29/8 được lấy mẫu (kết quả âm tính) và chuyển cách ly tập trung. Ngày 3/9 bệnh nhân được lấy mẫu và có kết quả dương tính (BV Vinmec thực hiện).

Bệnh nhân C.Đ.K, nam, sinh năm 2010, ở Đại Mỗ, Nam Từ Liêm. Bệnh nhân là F1, ngày 2/9 được lấy mẫu và có kết quả dương tính (CDC Hà Nội).

Bệnh nhân V.V.T, nam, sinh năm 1963, ở Thổ Quan, Đống Đa. Bệnh nhân sống trong khu vực phong tỏa từ ngày 18/8. Ngày 31/8 xuất hiện sốt, đau rát họng, ngày 2/9 được lấy mẫu và có kết quả dương tính (CDC Hà Nội).

4 bệnh nhân ở Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân. Họ là F1, được lấy mẫu và đưa đi cách ly tập trung tại BV Than Khoáng sản-Thanh Xuân từ ngày 24-31/8. Ngày 2/9, các bệnh nhân có triệu chứng sốt, nhức đầu, mệt mỏi được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm dương tính (CDC Hà Nội).

2 bệnh nhân cũng ở Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, là F1, được chuyển cách ly ngày 1/9. Ngày 2/9, hai bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).

2 bệnh nhân ở Văn Miếu, quận Đống Đa, là F1, được chuyển cách ly ngày 25/8 (được lấy mẫu 2 lần kết quả âm tính). Ngày 1/9, họ được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính (BV Đức Giang thực hiện).

Trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), TP Hà Nội có 3.379 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.554 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.825 ca.

img

Thủ tướng Phạm Minh Chính (ngoài cùng bên phải) kiểm tra một trạm y tế lưu động tại TP Hồ Chí Minh, ngày 26/8 vừa qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng yêu cầu cấp cơ sở phải kiện toàn ngay BCĐ, Sở chỉ huy phòng, chống dịch

Thủ tướng yêu cầu, những nơi chưa kiện toàn thì phải kiện toàn ngay Ban chỉ đạo, Sở chỉ huy phòng chống dịch, đồng thời ban hành quy chế làm việc.

Chiều 2/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đột xuất kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 qua hệ thống trực tuyến vừa được thiết lập tại 5 xã, phường, thị trấn thuộc TP. HCM, tỉnh Long An, Tiền Giang. Đây là một số trong những xã, phường, thị trấn có diễn biến phức tạp về dịch COVID-19.

Tại buổi kiểm tra trực tuyến, Thủ tướng đã đặt câu hỏi với lãnh đạo các xã, phường, thị trấn này về nội dung cơ bản trong các Công điện 1099 ngày 22/8, Công điện 1102 ngày 23/8 của Thủ tướng Chính phủ; công tác triển khai thực tế các Công điện này trên địa bàn; những nhiệm vụ các xã, phường, thị trấn phải thực hiện khi lấy xã, phường, thị trấn làm pháo đài, người dân là chiến sĩ trong phòng chống dịch.

Kết quả kiểm tra cho thấy các xã, phường đã làm được một số việc cơ bản. Tuy nhiên, một số nơi chưa nắm chắc quan điểm chỉ đạo và cách làm trong việc lấy xã, phường, thị trấn làm pháo đài; người dân là chiến sĩ; chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân, cho nên quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy tổ chức thực hiện còn những hạn chế, bất cập và có địa bàn hiệu quả chống dịch chưa cao. Có nơi chưa kiện toàn ban chỉ đạo, sở chỉ huy phòng chống dịch và chưa ban hành quy chế làm việc. Một số nơi không có người trực hoặc không có người trực chỉ huy, Thủ tướng gọi không được.

Ngay lập tức, Thủ tướng chỉ đạo các xã phường, thị trấn phải tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa một số nhiệm vụ như: Phải thực hiện thật nghiêm ngặt các quy định giãn cách, cách ly, ai ở đâu thì ở đấy; bảo đảm an sinh xã hội, không để bất cứ người dân nào thiếu ăn thiếu mặc.

Bảo đảm người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế từ sớm, từ xa, từ cơ sở, cụ thể là khi người dân có nhu cầu, người dân gọi thì phải đáp ứng ngay; tổ chức xét ngiệm thần tốc, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế để nhanh chóng phát hiện F0; tăng cường các trạm xá lưu động để thu dung, phân loại, chăm sóc, điều trị F0 phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Y tế ngay tại xã, phường, thị trấn; tổ chức tiêm vaccine khoa học, an toàn, hiệu quả, bảo đảm phòng chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế; chăm sóc, điều trị F0 kịp thời ngay tại xã phường, thị trấn để người bệnh không chuyển nặng, góp phần giảm các ca tử vong trên địa bàn.

Phải đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, an dân tại địa bàn phường, xã, thị trấn; phải tuyên truyền, vận động, kêu gọi nhân dân phòng chống dịch để Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm; lấy người dân là trung tâm, là chủ thể trong phòng chống dịch; những nơi chưa kiện toàn thì phải kiện toàn ngay Ban chỉ đạo, Sở chỉ huy phòng chống dịch, đồng thời ban hành quy chế làm việc.

Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu cấp ủy, chính quyền ở xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm về công tác và hiệu quả phòng chống dịch, thường xuyên báo cáo cấp có thẩm quyền về những vấn đề phát sinh để kịp thời tháo gỡ và thực hiện có hiệu quả các Công điện của Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Y tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, từ phòng làm việc, ông có thể sẽ kiểm tra đột xuất hay thường xuyên các xã, phường, thị trấn bất cứ lúc nào, đồng thời có điều kiện lắng nghe trực tiếp kiến nghị, đề xuất từ cơ sở gửi đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Qua kiểm tra, đại diện xã, phường, thị trấn đều cam kết sẽ nỗ lực cao hơn nữa, chấn chỉnh, khắc phục các hạn chế, bất cập theo chỉ đạo của Thủ tướng, quyết tâm kiểm soát, đẩy lùi và chiến thắng đại dịch.

img

Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM, nơi điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch Ảnh: Ngọc Dương.

Ghi nhận 109 ca nhiễm COVID-19 tại Bệnh viện Tâm thần T.Ư2

Trong số 975 ca nhiễm COVID-19 mới ghi nhận trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, 109 ca được ghi nhận ghi nhận tại BV Tâm thần T.Ư2; 3 ca tại khoa Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.

Ngày 3/9, thông tin từ Trung tâm điều hành phòng, chống COVID -19 tỉnh Đồng Nai cho biết đã ghi nhận thêm 975 ca dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc COVID-19 toàn tỉnh lên 26.417 ca. Trong đó, có hơn 11.458 ca đã được điều trị khỏi.

Trong số 975 ca bệnh mới ghi nhận trên địa bàn tỉnh có 2 ca phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc cộng đồng, 734 ca trong khu cách ly và 239 ca trong khu phong tỏa. Trong đó: ghi nhận 109 ca tại BV Tâm thần T.Ư2 (1 nhân viên và 108 bệnh nhân); 3 ca tại Khoa Ung bướu – Y học hạt nhân Bệnh viện đa khoa Đồng Nai; 2 ca từ F1 thành F0 tại 2 nhà máy 3 tại chỗ. Hiện còn 1.102 trường hợp test nhanh, PCR mẫu gộp dương tính đang chờ kết quả khẳng định bằng phương pháp Realtime RT-PCR, bao gồm.

Theo Sở Y tế Đồng Nai, các địa phương vẫn ghi nhận số ca nhiễm cao là TP Biên Hòa (373 ca), huyện Nhơn Trạch (268 ca), huyện Vĩnh Cửu (157 ca). Trong đó, tiếp tục ghi nhận thêm nhiều ca mắc tại các khu nhà trọ mật độ đông đúc trong khu phong tỏa ở Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu. Theo đó, Sở Y tế kiến nghị cần thực hiện giãn cách người dân sinh sống tại các khu nhà trọ mật độ đông trong khu vực phong tỏa huyện Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu, chuyển vào các khu cách ly tập trung để theo dõi. Tăng cường vệ sinh, khử khuẩn, xét nghiệm tầm soát đối với các khu nhà trọ đông người. Cá địa phương tiếp tục thực hiện việc bảo vệ các vùng xanh bằng việc phát hiện sớm, quản lý và cách ly người về từ các địa phương có dịch, tiếp tục thực hiện triệt để việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

img

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tỉnh Đồng Nai.

Đề nghị ưu tiên đặc biệt cho vận chuyển oxy y tế

Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đặc biệt vùng có dịch bùng phát, cho phép tài xế, nhân viên vận chuyển oxy y tế được ra vào, đi qua những cung đường cấm 24/24h.

Các tài xế, nhân viên vận chuyển oxy y tế phải đảm bảo đầy đủ biện pháp an toàn phòng chống dịch, theo công văn Bộ Y tế gửi các địa phương ngày 1/9.

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương điều chỉnh thời hạn yêu cầu kết quả đối với giấy xét nghiệm nCoV cho lái xe, nhân viên tham gia vận chuyển, lắp đặt trang thiết bị y tế và oxy y tế. "Tránh các quy định chồng chéo, gây chậm trễ, đứt gãy nguồn cung ứng vật tư, thiết bị y tế, đặc biệt là oxy y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19", theo Bộ Y tế.

Động thái này được Bộ Y tế đưa ra trước bối cảnh "thường xuyên nhận phản ánh về việc các xe vận chuyển trang thiết bị y tế và đặc biệt là oxy y tế không được lưu thông để kịp thời cung ứng cho các bệnh viện, cơ sở y tế tiếp nhận, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19".

Theo Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhu cầu về thiết bị, vật tư, oxy y tế để phục vụ điều trị người bệnh cũng tăng cao. Việc cung ứng đầy đủ, kịp thời oxy y tế có vai trò quan trọng trong công tác điều trị bệnh nhân Covid-19, giúp giảm tình trạng bệnh và hạn chế tử vong.

Kinh nghiệm chống dịch tại một số tỉnh bùng phát mạnh thời gian qua cho thấy các yếu tố quyết định trong điều trị bệnh nhân Covid-19 là oxy y tế, thuốc và trang thiết bị y tế. Cuối tháng 8, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh lập Bộ phận điều phối oxy y tế.

Hôm 21/8, Bộ Y tế đã làm việc trực tuyến với 26 doanh nghiệp sản xuất, cung ứng oxy y tế trong cả nước. Hiện, công suất cung ứng trung bình mỗi ngày của các doanh nghiệp khoảng gần 1.200 tấn oxy lỏng, có thể nâng lên thêm 50-100% khi cần.

Bộ Y tế yêu cầu "tuyệt đối không được để đứt gãy nguồn cung oxy y tế".

img

Những bình khí được cẩu lên xe tải để giao đến các cơ sở y tế. Ảnh: Thành Nguyễn.

Hà Nội sẽ giãn cách xã hội cao hơn mức Chỉ thị 16 tại "vùng đỏ" sau ngày 6/9

Sau ngày 6/9, Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội mức cao hơn Chỉ thị 16 tại "vùng đỏ" và điều chỉnh các biện pháp cao hơn nguyên tắc Chỉ thị 15 với "vùng cam" và "vùng xanh”.

Đầu tháng 9/2021, Thành ủy Hà Nội đã ra Thông báo số 480-TB/TU về Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy đối với tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy biểu quyết 100% thống nhất chủ trương đối với phương án phòng, chống dịch sau đợt giãn cách thứ 3 của TP Hà Nội (theo đề xuất của UBND TP Hà Nội). Sau đợt giãn cách thứ ba (ngày 6/9), Hà Nội sẽ thiết lập ba vùng, chia theo mức độ nguy cơ và đặc điểm địa lý - dân cư - sinh hoạt - sản xuất.

Ba vùng gồm: Nội đô (khu vực mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ), phía Bắc sông Hồng (tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp) và vùng phía Tây, phía Nam (tập trung các khu vực sản xuất nông nghiệp).

Trên cơ sở phân vùng, "vùng đỏ" có nguy cơ rất cao sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ở mức cao hơn Chỉ thị 16 với nguyên tắc "ai ở đâu thì ở đó", dập dịch triệt để.

Tại các khu vực nguy cơ cao "vùng cam" và nguy cơ thấp hơn "vùng xanh", TP Hà Nội điều chỉnh biện pháp ở mức cao hơn nguyên tắc Chỉ thị 15 để tổ chức phục hồi sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ các khu vực "vùng đỏ". Những việc này cần bảo đảm khoa học, kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương.

Thường vụ Thành ủy Hà Nội giao cho UBND TP xây dựng phương án tổ chức thực hiện phân vùng đảm bảo kỹ lưỡng, chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất, khoa học, hiệu quả theo cơ chế vận hành, liên kết, phối hợp với các vùng, đảm bảo đáp ứng đầy đủ hàng hóa, lương thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế... cho nhân dân.

Đáng chú ý, Thường vụ Thành ủy Hà Nội đồng ý cho lãnh đạo các địa phương căn cứ vào tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn sẽ được phép quyết định áp dụng các biện pháp chống dịch ở mức cao hơn và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo TP Hà Nội.

img

Thành ủy Hà Nội đồng ý chủ trương tiếp tục giãn cách xã hội tại "vùng đỏ" sau ngày 6/9.

Cả nước có 486.727 ca nhiễm, 256.550 người khỏi bệnh, 12.138 trường hợp tử vong

Ngày 2/9, thêm 13.197 ca dương tính

Trong ngày 2/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.197 ca nhiễm mới SARS-CoV-2; gồm 11 ca nhập cảnh và 13.186 ca ghi nhận trong nước, trong đó có 7.255 ca trong cộng đồng.

Các địa phương tiếp tục có số ca mắc cao vẫn là: TP Hồ Chí Minh (5.963 ca), Bình Dương (4.504 ca), Đồng Nai (803 ca), Long An (583 ca), Tiền Giang (290 ca), Kiên Giang (122 ca), Đồng Tháp (102 ca).

Ngoài ra, Bình Phước (70 ca), Nghệ An (66 ca), Tây Ninh (62 ca), Khánh Hòa (58 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (57 ca), Quảng Bình (56 ca), An Giang (51 ca), Thanh Hóa (50 ca), Hà Nội (48 ca), Đà Nẵng (42 ca), Cần Thơ (42 ca), Bình Thuận (34 ca), Đắk Lắk (34 ca), Thừa Thiên Huế (25 ca), Bình Định (20 ca), Quảng Ngãi (19 ca), Sóc Trăng (13 ca), Cà Mau (11 ca), Bạc Liêu (8 ca), Bến Tre (8 ca), Trà Vinh (7 ca), Lạng Sơn (6 ca), Phú Yên (6 ca), Vĩnh Long (5 ca), Quảng Nam (4 ca), Đắk Nông (4 ca), Bắc Ninh (3 ca), Bắc Giang (3 ca), Ninh Thuận (2 ca), Nam Định (2 ca), Hậu Giang (2 ca), Thái Bình (1 ca).

Như vậy trong 24 giờ qua, số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 1.757 ca. Tại TP Hồ Chí Minh tăng 595 ca, Bình Dương tăng 1.064 ca, Đồng Nai tăng 44 ca, Long An giảm 11 ca, Tiền Giang tăng 96 ca.

Diễn biến dịch Covid-19 tại Việt Nam

Kể từ khi dịch xuất hiện đến nay, Việt Nam có 486.727 ca nhiễm, đứng thứ 55/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 4.951 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 482.497 ca, trong đó có 256.550 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 10 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.

Có 5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam.

Có 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP Hồ Chí Minh (232.585 ca), Bình Dương (122.732 ca), Đồng Nai (25.328 ca), Long An (23.221 ca), Tiền Giang (10.136 ca).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 2/9 là 10.602 ca. Đến nay, tổng số ca được điều trị khỏi là 259.324 ca.

Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.443 ca.

img

Thông tin diễn biến dịch Covid-19 liên tục được cập nhật trên Báo Giao thông.

Thông tin về 271 ca tử vong trong ngày 2/9

Bộ Y tế đính chính thông tin ca tử vong tại Lào Cai ngày 1/9. Cụ thể, do nhầm lẫn trong quá trình nhập dữ liệu của Bệnh viện dã chiến Phú Thọ (Bệnh nhân quê ở Lào Cai và tử vong do tai nạn giao thông tại Phú Thọ) nên Tiểu ban Điều trị đính chính Lào Cai không có ca tử vong vào ngày 1/9/2021.

Trong ngày 2/9, trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 271 ca tử vong tại: TP. Hồ Chí Minh (197 ca), Bình Dương (34 ca), Đồng Nai (8 ca), Tiền Giang (7 ca), Đồng Tháp (6 ca), Đà Nẵng (4 ca), Trà Vinh (3 ca), Nghệ An (2 ca), Hà Nội (1 ca), An Giang (1 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (1 ca), Bến Tre (1 ca), Bình Định (1 ca), Bình Thuận (1 ca), Đắk Lắk (1 ca), Khánh Hòa (1 ca), Kiên Giang (1 ca), Thừa Thiên Huế (1 ca).

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 12.138 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Tình hình tiêm chủng vaccine và xét nghiệm

Trong ngày 1/9, cả nước có 302.074 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 20.542.325 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.660.772 liều, tiêm mũi 2 là 2.881.553 liều.

Bộ Y tế vừa ban hành Công điện số 1305/CĐ-BYT ngày 2/9/2021 gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác xét nghiệm phòng, chống dịch COVID-19. Tăng cường triển khai các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19; yêu cầu triển khai nghiêm, triệt để các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19, nhất là trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, hạn chế tối đa nảy sinh các nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát.

Bộ Y tế đã giao Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức khẩn trương triển khai kế hoạch thành lập Trung tâm hồi sức tích cực quốc gia đặt tại cơ sở 2 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Tại TP. Hồ Chí Minh, đã tổ chức xét nghiệm kháng nguyên nhanh cho tất cả người dân ở khu vực “vùng đỏ” và “vùng cam”. Khu vực “vùng xanh” và “vùng vàng” sẽ làm xét nghiệm RT-PCR với mẫu gộp 5 cho “vùng vàng” và mẫu gộp 10 cho “vùng xanh”. Tổ chức xét nghiệm COVID-19 cho đội ngũ shipper miễn phí từ 5h - 6h tại địa phương.

img

Bên trong Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Quân y 175. Ảnh: Trần Chính.

Bệnh viện quân y lớn nhất TP.HCM tăng lên 500 giường điều trị F0

Đây là lần thứ ba trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19 của Bệnh viện Quân y 175 được điều chỉnh quy mô kể từ khi bắt đầu hoạt động vào ngày 18/7.

Chiều 2/9, Bệnh viện Quân y 175 nhận quyết định của Bộ Quốc phòng về việc thành lập Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19 mức độ nặng và vừa với quy mô 500 giường.

Trung tướng Ngô Minh Tiến, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, đánh giá việc nâng cấp trung tâm điều trị Covid-19 của Bệnh viện Quân y 175 là quyết định rất đúng đắn của Bộ Quốc phòng. Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn TP.HCM, góp phần giảm các ca tử vong.

Ông đánh giá với quy mô 500 giường bệnh, thời gian tới, đơn vị này sẽ là thành trì vững chắc trong việc tiếp nhận, điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và vừa tại TP.HCM. Tùy tình hình thực tế, Bộ Quốc phòng có thể xem xét quyết định mở rộng quy mô cao hơn.

Thượng tá Bùi Đức Thành, Phó giám đốc Bệnh viện Quân y 175, cho biết qua hơn một tháng hoạt động, trung tâm đã điều trị 844 bệnh nhân, trong đó có 174 F0 giảm độ nặng. Số bệnh nhân xuất viện là 342.

Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19 đi vào hoạt động từ ngày 18/7 với công suất 200 giường ban đầu. Ngày 11/8, Bộ Quốc phòng trao quyết định mở rộng quy mô của trung tâm này lên 350 giường, kíp nhân lực từ 100 người lên 200 người. Hiện nay, trung tâm tăng lên 500 giường.

Tướng Ngô Minh Tiến cũng giao Bệnh viện Quân y 175 tiếp tục rà soát nhân lực, trang thiết bị, nhất là hệ thống máy thở chất lượng cao, máy lọc máu liên tục, ECMO. Song song đó, đơn vị cần tiếp tục củng cố các quy trình, chi viện tuyến dưới và chăm lo tốt cho cán bộ, nhân viên tham gia điều trị Covid-19.

Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, thành phố có 41.040 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, trong đó có 2.749 ca nặng được thở máy và 19 trường hợp can thiệp ECMO.

Bình Dương: Vận hành thêm bệnh viện dã chiến 2.000 giường

Ngày 2/9, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi cùng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện Bàu Bàng đã công bố đưa vào vận hành thêm bệnh viện dã chiến quy mô 2.000 giường đáp ứng thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 ngay tại địa phương.

Khu điều trị dã chiến đặt tại xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng có diện tích trên 14.000 m2. Chỉ sau thời gian ngắn, đơn vị đã triển khai thành bệnh viện với quy mô 2.000 giường đáp ứng nhu cầu thu dung điều trị cho người dân mắc COVID-19 tại huyện Bàu Bàng. Dự kiến bệnh viện này còn sẵn sàng "chia lửa" cho các "vùng đỏ" khác trong địa bàn tỉnh.

img

Đây là khu cách ly điều trị tốt, rộng rãi và thoáng mát; được thiết kế "vùng xanh", "vùng vàng" và "vùng đỏ" rất khoa học nhằm phân loại thu dung F0 ngay tại địa phương.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, công tác thu dung điều trị của tỉnh hiện đã được sắp xếp lại ở cả 3 tầng điều trị nhằm hướng đến mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong. Đặc thù của Bình Dương tập trung đông người lao động ở nhà trọ, nên việc xây dựng nhiều bệnh viện dã chiến cho người lao động không có điều kiện cách ly tại khu trọ; qua đó kịp thời thu dung điều trị sớm bệnh nhân ngay khi xét nghiệm sàng lọc.

Thanh Hóa giãn cách thêm một huyện, xét nghiệm hơn 20.000 công nhân

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký quyết định thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 trong 7 ngày, từ 18h ngày 2/9, trên phạm vi toàn huyện Hậu Lộc.

Theo đó, yêu cầu tạm dừng tất cả hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. Người dân thực hiện khoảng cách tối thiểu 2 m giữa người với người tại điểm công cộng.

Huyện Hậu Lộc vừa ghi nhận 3 ca mắc COVID-19 liên quan đến điểm dịch Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, TP Thanh Hóa.

Trước Hậu Lộc, Thanh Hóa đã áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 với 2 huyện Nông Cống, Nga Sơn và TP Thanh Hóa.

Theo CDC Thanh Hóa, ngày 2/9, thị xã Nghi Sơn ghi nhận 10 ca mắc COVID-19, trong đó có 5 bệnh nhân liên quan đến người phụ nữ đi chăm sóc chồng tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực. 5 bệnh nhân còn lại trong khu phong tỏa của bệnh viện này.

Thị xã Nghi Sơn đã huy động nhân lực y tế xét nghiệm tầm soát COVID-19 cho hơn 20.000 người tại Công ty TNHH giày Annora Việt Nam, đóng trên địa bàn.

Từ ngày 27/4 đến nay, Thanh Hóa có 357 ca mắc COVID-19, trong đó 134 người đã được điều trị khỏi bệnh.

img

Các quận, huyện TP.HCM thi đua mở rộng vùng xanh, để đến 15/9 kiểm soát được dịch bệnh trên địa bàn.

Hai quận, huyện ở TP.HCM công bố kiểm soát được dịch

Sáng 2/9, huyện Củ Chi và quận 7 (TP.HCM) cùng công bố kiểm soát được dịch Covid-19. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi lời chúc mừng người dân địa phương về thành tích này.

Ngày 2/9, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 huyện Củ Chi tổ chức hội nghị sơ kết đợt ra quân thần tốc truy vết, khoanh vùng, kiểm soát dịch Covid-19 từ ngày 15/8 đến 31/8 và phương hướng, nhiệm vụ duy trì kiểm soát lây nhiễm trong cộng đồng, giữ vững “vùng xanh” trên địa bàn từ ngày 1/9 đến 15/9.

Tại buổi sơ kết, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ cho biết sáng cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gọi điện và đề nghị chuyển lời chúc mừng của ông tới nhân dân, hệ thống chính trị huyện Củ Chi vì đã cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19, làm chủ được màu xanh trên quê hương "đất thép thành đồng".

Thủ tướng cũng chỉ đạo huyện Củ Chi tiếp tục tăng cường xét nghiệm để phát hiện, truy ra F0 và kịp thời điều trị, hạn chế thấp nhất các trường hợp trở nặng, tử vong. Ông Phạm Minh Chính yêu cầu huyện tăng tốc hơn nữa việc tiêm chủng vì chỉ bao phủ vaccine mới có thể tạo miễn dịch trong cộng đồng.

Huyện Củ Chi cũng cần tiếp tục hỗ trợ, trao túi an sinh, chăm lo cho người dân một cách tốt nhất. Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng trong thời gian sớm nhất, huyện Củ Chi sẽ là vùng xanh an toàn.

Phó chủ tịch HĐND Nguyễn Thị Lệ đề nghị huyện phấn đấu đến ngày 15/9 đảm bảo 100% người dân trên 18 tuổi được tiêm mũi 1 và đến ngày 30/9 hơn 70% người dân được tiêm mũi 2

Từ ngày 15/8 đến 31/8, huyện Củ Chi ghi nhận 2.327 ca mắc Covid-19. Đến ngày 31/8, huyện có 1 xã thuộc vùng có nguy cơ cao; 3 xã thuộc vùng có nguy cơ và 17/21 xã bình thường mới. Tính đến ngày 31/8, 93,32% người dân trên 18 tuổi của huyện đã được tiêm mũi 1, tỷ lệ tiêm mũi 2 đạt 3,86%.

Huyện đã xét nghiệm đạt 300%, qua 3 vòng các khu vực đỏ, cam, vàng và gần đạt 200% vùng xanh. Qua đó, 17.439 mẫu xét nghiệm RT-PCR gộp 10 và 85.194 mẫu test nhanh đã được lấy.

Cũng trong sáng 2/9, Bí thư Quận 7 Võ Khắc Thái cho biết Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quận 7 đã tổ chức lễ công bố kiểm soát dịch Covid-19 trên địa bàn quận.

Từ 23/8 đến nay, tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên địa bàn quận giảm mạnh. Trước đây, Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 quận 7 số 1 có từ 4-5 ca tử vong/ngày. Nhưng đến nay, con số này giảm xuống còn 2 ca/ngày. Ngày 1/9, quận 7 không ghi nhận ca tử vong.

Tính đến 25/8, quận có 191 tổ dân phố vùng đỏ, 47 tổ dân phố vùng cam, 100 tổ dân phố vùng vàng và 409 tổ dân phố vùng xanh. Số dân trên 18 tuổi đã tiêm 1 mũi vaccine tính đến 31/8 là 223.846 người, đạt tỷ lệ 93,94%. Số người trên 65 tuổi đã tiêm mũi 1 là 15.957, đạt tỷ lệ 97,07%. Tổng số người nước ngoài đã tiêm là 4338/17.693, đạt tỷ lệ 24,52%.

img

Lực lượng Công an Hà Nội kiểm tra giấy tờ của người tham gia giao thông tại chốt liên ngành tuyến phố Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN).

Hà Nội xử lý nhiều trường hợp ra khỏi nhà khi không cần thiết

Trong 24 giờ qua, Công an thành phố Hà Nội đã phát hiện, lập hồ sơ, tham mưu chính quyền các cấp xử phạt hành vi vi phạm công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với 1.542 trường hợp.

Theo thông tin từ Công an thành phố Hà Nội, từ 11 giờ ngày 1/9 đến 11 giờ ngày 2/9, lực lượng Công an Thủ đô đã phát hiện, lập hồ sơ, tham mưu chính quyền các cấp xử phạt hành vi vi phạm công tác phòng, chống dịch đối với 1.542 trường hợp.

Trong số đó, 22 trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng; 3 cơ sở vi phạm; 1.517 trường hợp có hành vi vi phạm khác (không thực hiện biện pháp cách ly, tập trung đông người, ra khỏi nhà khi không cần thiết, đeo khẩu trang không đúng quy cách...).

Cũng trong thời gian trên, lực lượng thực thi nhiệm vụ tại 23 chốt ở các cửa ngõ Thủ đô đã kiểm soát 11.738 lượt phương tiện (trong đó có 31 lượt phương tiện vận tải hành khách) với 14.448 lượt người qua chốt.

Lực lượng chức năng đã yêu cầu 2.334 lượt phương tiện quay đầu (1.505 lượt phương tiện không cho vào thành phố, 829 lượt phương tiện không cho ra ngoài thành phố); phát hiện, xử phạt hành chính 52 trường hợp, trong đó có 50 trường hợp ra ngoài không có lý do chính đáng, 2 trường hợp vi phạm khác.

Đáng chú ý, vào khoảng 19 giờ 45 phút ngày 1/9, Tổ tuần tra kiểm soát của Công an huyện Thạch Thất, làm nhiệm vụ tại đường Tỉnh lộ 419 thuộc địa phận xã Tân Xã (Thạch Thất, Hà Nội), đã phát hiện 3 trường hợp: N.D.T (sinh năm 1990), N.T.H (sinh năm 1975), H.V.T (sinh năm 1975), cùng ở thôn Mục Uyên 1, xã Tân Xã, điều khiển xe môtô mang biển kiểm soát 29E2-001.02 ra đường không có lý do chính đáng.

Kiểm tra cốp xe, lực lượng chức năng phát hiện 1 khẩu súng hơi và 51 viên đạn chì hình nấm. Tổ công tác đã lập biên bản, bàn giao người và tang vật cho Công an xã Tân Xã tiếp tục xác minh, xử lý theo quy định phát luật.

img

TP.HCM: Xét nghiệm 6.700 mẫu gộp cho shipper, phát hiện 64 mẫu dương tính

Trong ba ngày qua, các trạm y tế lưu động trên địa bàn TP.HCM đã test nhanh cho các shipper với 6.731 mẫu gộp, phát hiện 64 ca dương tính.

Tại buổi họp báo thông tin về tình hình dịch trên địa bàn, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết trong ngày 31/8, các trạm y tế lưu đông các quận huyện và TP Thủ Đức đã test nhanh cho các shipper với 542 mẫu gộp, phát hiện 7 ca dương tính. Ngày 1-9 xét nghiệm 2.895 mẫu gộp thì phát hiện 27 ca dương tính và trong ngày hôm nay xét nghiệm 3.291 mẫu gộp phát hiện 30 ca dương tính.

Trước đó, tại buổi họp báo chiều 1/9, liên quan đến shipper, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM, cho biết từ 30/8 đến nay, có 22.124 shipper của 33 đơn vị đăng ký hoạt động trở lại tại 21 quận, huyện và TP Thủ Đức.

Theo đó, ngày 30/8, có 7.481 shipper đáp ứng các yêu cầu và đi giao nhận 138.101 đơn hàng. Ngày 31/8, có 8.942 shipper đã giao nhận 163.332 đơn hàng.

Theo ông Phương, trước đây, một siêu thị, cửa hàng chỉ được cung ứng hàng hóa cho 1-2 phường nhưng giờ hàng hóa có thể phân phối cả quận thông qua đội ngũ shipper.

Chính vì thế, ông Phương cho rằng, với sự tham gia của hơn 30.000 nhân viên các siêu thị cùng đội ngũ shipper, áp lực cung ứng hàng hóa của các địa phương cho các đơn vị “đi chợ hộ” đã giảm xuống. Áp lực cho hệ thống phân phối giảm nên tốc độ chuẩn bị đơn hàng cũng nhanh hơn, từ đó sự quá tải đã giảm.

Hôm 29/8, UBND TP.HCM có văn bản cho phép đội ngũ shipper hoạt động ở tám quận “vùng đỏ” đã được tiêm ngừa ít nhất một mũi vaccine. Thực hiện xét test nhanh COVID-19 một lần/ngày theo mẫu gộp ba người.

Thời gian xét nghiệm hàng ngày từ 5 giờ đến 6 giờ sáng do lực lượng quân y thực hiện tại các Trạm Y tế lưu động của 312 phường, xã, thị trên trên địa bàn TP.

Đối với đội ngũ giao hàng hoạt động ở 14 quận, huyện còn lại đã được tiêm ngừa ít nhất một mũi vaccine. Thực hiện xét nghiệm nhanh âm tính với COVID-19 hai ngày/ lần theo mẫu gộp ba người do lực lượng quân y thực hiện tại các Trạm Y tế lưu động của 312 phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố cho đến hết ngày 6/9.

img

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Nga. Ảnh: Moskva News Agency/TTXVN

Thế giới ghi nhận 219,4 triệu ca mắc, 4,5 triệu ca tử vong do COVID-19

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 5h ngày 3/9 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 219.467.229 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.548.893 ca tử vong.

Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 196.291.045 người. Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 659.930 ca tử vong trong tổng số hơn 40,3 triệu ca. Tiếp đó là Ấn Độ với 439.559 ca tử vong trong số hơn 32,8 triệu ca. Brazil đứng thứ 3 với 581.228 ca tử vong trong số hơn 20,8 triệu ca.

Tại Đông Nam Á, Bộ Y tế Campuchia ngày 2/9 xác nhận có thêm 12 người tử vong và 416 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 112 ca nhập cảnh. Tới nay, Campuchia đã ghi nhận tổng cộng 93.926 ca mắc COVID-19, trong đó 89.500 người đã khỏi bệnh và 1.928 người tử vong.

Báo Khmer Times đưa tin thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi tại Campuchia đang được hối thúc khẩn trương đi tiêm vaccine phòng COVID-19, trong bối cảnh tốc độ tiêm phòng cho trẻ trong độ tuổi này diễn ra còn chậm và giới chức liên quan cần phải có giải pháp phù hợp để hoàn thành chiến dịch tiêm phòng đúng thời hạn.

Tại Lào, Ủy ban Lực lượng đặc nhiệm quốc gia về phòng chống và kiểm soát COVID-19 thông báo nước này có thêm 129 ca nhập cảnh và 41 ca lây nhiễm trong nước. Tới nay, Lào đã ghi nhận 15.459 ca mắc và 14 ca tử vong vì COVID-19. Đã có 10.128 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện.

Tính đến ngày 31/8, hơn 4 triệu người hiện đã tiêm 1 hoặc 2 mũi vaccine ngừa COVID-19, đưa quốc gia Đông Nam Á này tiến gần hơn đến mục tiêu tiêm vaccine cho 50% dân số trưởng thành vào cuối năm nay.

img

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: THX/TTXVN

Trung tâm Xử lý tình hình dịch COVID-19 của Thái Lan cùng ngày thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng thêm 14.956 ca, nâng tổng số ca mắc lên 1.234.487 ca. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp số ca mắc mới tại Thái Lan ở mức dưới 15.000 ca. Thái Lan cũng ghi nhận thêm 262 ca tử vong, nâng số bệnh nhân không qua khỏi lên 12.103 người.

Trong số các ca nhiễm mới, hơn 6.000 ca được phát hiện ở Bangkok và 5 tỉnh lân cận, trong khi hơn 50% số ca tử vong mới cũng đến từ những khu vực này. Trong thời gian gần đây, Thái Lan đang nỗ lực đẩy mạnh chương trình tiêm chủng quốc gia. Cho đến nay, khoảng 12% dân số Thái Lan đã được tiêm chủng đủ liều.

Bộ Y tế Philippines (DOH) cùng ngày thông báo có thêm 16.621 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc lên 2.020.484 ca. Số người tử vong cũng tăng lên 33.680 người sau khi có thêm 148 bệnh nhân không qua khỏi. Philippines đã tiêm hơn 33,7 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho người dân. Tính đến nay, hơn 13,9 triệu người đã được tiêm chủng đủ liều.

Malaysia cũng báo cáo thêm 20.988 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc lên 1.786.004 ca. Đáng chú ý, trong số các ca mắc mới chỉ có 1 ca nhập cảnh, còn lại là các ca lây nhiễm trong nước. Nước này cũng ghi nhận thêm 249 ca tử vong, nâng số người không qua khỏi vì dịch COVID-19 lên 17.191 người. Hiện khoảng 61% dân số Malaysia đã được tiêm ít nhất mũi vaccine và 46,7% dân số đã được tiêm đủ liều.

Tại Nam Á, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 32.857.937 ca với 47.092 ca mắc mới được ghi nhận. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng thêm 509 ca lên 439.529 người. Tổng cộng 32.028.825 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện, tăng thêm 35.181 người.

Tại Đông Bắc Á, Hàn Quốc cùng ngày thông báo có thêm 1.961 ca mắc, nâng tổng số ca nhiễm lên 255.401 ca. Trong số các ca mắc mới có 555 cư dân Seoul. Nước này cũng ghi nhận thêm 11 ca tử vong, nâng số người không qua khỏi lên 2.303 người.

img

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Coral Gables, gần Miami, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN.

Tại châu Đại Dương, Australia đang phải chật vật đối phó với làn sóng dịch thứ ba khi trong ngày 2/9, nước này ghi nhận 1.477 ca mắc mới, mức cao nhất tính từ đầu dịch đến nay. Bất chấp số ca mắc mới tăng cao kỷ lục, Giám đốc y tế liên bang Paul Kelly cho rằng đã đến lúc người dân Australia phải "học cách sống chung" với virus SARS-CoV-2.

Nước láng giềng New Zealand cũng thông báo có thêm 49 lây nhiễm trong cộng đồng. So với 75 ca ghi nhận trong ngày 1/9, 49 ca ngày 31/8 và 53 ca ngày 30/8 thì có thể thấy dường như số ca mắc COVID-19 tại New Zealand đang giảm xuống.

Trước thực tế này, Thủ tướng Jacinda Ardern khẳng định đến thời điểm hiện tại, New Zealand vẫn giữ nguyên mục tiêu đưa số ca COVID-19 tại nước này về bằng 0. Đợt dịch COVID-19 lần này bùng phát tại New Zealand vào hôm 17/8 khi nước này phát hiện trường hợp mắc đầu tiên sau 170 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tính đến nay đã có 736 ca bệnh, trong đó 720 ca ở thành phố Auckland.

Tại châu Âu, Nga ghi nhận 18.985 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên 6.956.318 ca. Trong khi đó, số ca tử vong trên toàn quốc cũng tăng thêm 798 người lên 184.812 người; số bệnh nhân đã bình phục tăng 18.669 người lên 6.218.048 người. Ông Denis Protsenko, bác sĩ trưởng của bệnh viện điều trị COVID-19 chính của Nga ở Moskva, đã cảnh báo khả năng bùng phát làn sóng dịch mới vào tháng 9 tới, khi năm học mới bắt đầu. Tuy nhiên, dịch bệnh sẽ lắng dịu khi ngày càng có nhiều người tiêm vaccine.

Bộ Y tế Bulgaria ngày 2/9 thông báo từ ngày 7/9, các nhà hàng và quán bar ở Bulgaria sẽ phải đóng cửa lúc 22h, trong khi các cuộc thi đấu thể thao trong nhà sẽ được tổ chức mà không có khán giả. Quy định mới có hiệu lực đến cuối tháng 10. Bulgaria đang chứng kiến sự gia tăng đặc biệt số ca mắc COVID-19 trong những tuần gần đây, chủ yếu nhiễm biến thể Delta. Chỉ tính riêng trong ngày 2/9, nước này ghi nhận 1.745 ca mắc mới, nâng tổng số ca đang được điều trị lên khoảng 32.192 ca. Khoảng 18.950 người đã tử vong vì dịch COVID-19 sau khi có thêm 54 người không qua khỏi.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.