Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay
Tính từ 16h ngày 11/12 đến 16h ngày 12/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.638 ca nhiễm mới, trong đó 17 ca nhập cảnh và 14.621 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.483 ca so với ngày trước đó) tại 58 tỉnh, thành phố (có 9.377 ca trong cộng đồng).
Tổng số bệnh nhân nặng đang điều trị trong cả nước là 7.596 ca.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.216), Hà Nội (980), Tây Ninh (920), Đồng Tháp (745), Bến Tre (722), Cà Mau (675), Cần Thơ (669), Khánh Hòa (590), Vĩnh Long (584), Bạc Liêu (563), Sóc Trăng (524), Trà Vinh (475), Đà Nẵng (442), Kiên Giang (384), Bà Rịa - Vũng Tàu (381), Bình Dương (375), Tiền Giang (367), Đồng Nai (366), Thừa Thiên Huế (359), Hậu Giang (338), An Giang (319), Đắk Lắk (315), Bình Định (279), Bình Thuận (256), Lâm Đồng (194), Bắc Ninh (189), Hải Phòng (123), Thanh Hóa (109), Ninh Thuận (94), Hà Giang (92), Hưng Yên (92), Phú Yên (82), Long An (75), Đắk Nông (74), Quảng Nam (74), Nghệ An (63), Thái Nguyên (61), Thái Bình (45), Quảng Ngãi (44), Hải Dương (42), Quảng Trị (36), Quảng Bình (36), Nam Định (32), Vĩnh Phúc (32), Lạng Sơn (28), Quảng Ninh (25), Sơn La (21), Phú Thọ (20), Yên Bái (18), Hà Tĩnh (15), Hòa Bình (13), Cao Bằng (12), Tuyên Quang (10), Hà Nam (10), Bắc Giang (9), Điện Biên (4), Gia Lai (2), Lai Châu (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Phước (-1.164), Hồ Chí Minh (-225), Khánh Hòa (-204).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (+432), Đắk Lắk (+315), Đà Nẵng (+256).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 14.833 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam: Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.413.051 ca nhiễm, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 14.332 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.407.655 ca, trong đó có 1.051.903 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (487.259), Bình Dương (287.252), Đồng Nai (92.246), Long An (39.240), Tây Ninh (38.696).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.295 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.054.720 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.596 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 5.237 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.273 ca; Thở máy không xâm lấn: 126 ca; Thở máy xâm lấn: 942 ca - ECMO: 18 ca.
Ngày 12/12 có 228 bệnh nhân tử vong
Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 11/12 đến 17h30 ngày 12/12 ghi nhận 228 ca tử vong tại: Tại TP. Hồ Chí Minh (78) trong đó có 9 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (2), Sóc Trăng (2), Bà Rịa (1), Bình Dương (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Tiền Giang (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Bình Dương (23), An Giang (18), Đồng Nai (17), Tiền Giang (17), Đồng Tháp (8 ), Vĩnh Long (7), Sóc Trăng (7), Bạc Liêu (7), Tây Ninh (7), Long An (7), Kiên Giang (7), Cần Thơ (7), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Bến Tre (3), Quảng Nam (3), Trà Vinh (2), Bình Thuận (2), Bình Định (1), Đắk Lắk (1), Lâm Đồng (1), Cà Mau (1). - Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 226 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 27.839 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 135.827 xét nghiệm cho 170.009 lượt người. - Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 27.871.982 mẫu cho 71.322.461 lượt người.
Trong ngày 11/12 có 304.775 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 132.266.442 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 74.832.161 liều, tiêm mũi 2 là 57.434.281 liều.
Một quận ở Hà Nội cho HS lớp 12 dừng đến trường
Trao đổi với PV Báo Giao thông, bà Cao Thanh Nga - Phó Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú (quận Đống Đa, TP Hà Nội) cho biết, hôm qua (11/12), trường nhận được thông báo từ Sở GD&ĐT Hà Nội về việc từ ngày mai (13/12), các trường THPT trên địa bàn quận tạm dừng dạy học trực tiếp đối với học sinh lớp 12.
"Lý do việc dừng học trực tiếp được đưa ra là do cấp độ dịch tại quận Đống Đa chuyển từ cấp 2 (vàng) sang cấp 3 (cam). Vì vậy, khối 12 chuyển sang hình thức trực tuyến cho đến khi có thông báo mới. Riêng đối với khối 10 và 11 vẫn học trực tiếp tại trường", bà Nga thông tin.
Như đã đưa tin, UBND Hà Nội cập nhật cấp độ dịch tại địa bàn xã, phường và quận, huyện toàn thành phố. Tới 9h ngày 10/12, Hà Nội vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, tương ứng màu vàng).
Tuy nhiên, quận Đống Đa được đánh giá dịch ở cấp độ 3 (màu cam). Ngoài ra, ở cấp xã, phường, 13 địa bàn cũng ở cấp độ này, gồm Hàng Gai (Hoàn Kiếm), Yên Viên, Yên Thường (Gia Lâm), Vân Nội (Đông Anh), Đội Cấn (Ba Đình), Quảng An (Tây Hồ) và 7 phường thuộc quận Đống Đa.
Hai tuần qua, Hà Nội ghi nhận 7.412 ca mắc tại cộng đồng, tương ứng tỷ lệ 44 ca cộng đồng/100.000 dân/tuần.
Tin tức Covid-19 liên tục được cập nhật trên Báo Giao thông ngày 12/12/2021.
Đà Nẵng ghi nhận gần 450 ca COVID-19 trong ngày, hơn 100 F0 chưa cách ly
Ngày 12/12, Đà Nẵng ghi nhận 442 ca mắc COVID-19, hơn 100 trường hợp chưa cách ly, phần lớn là tiểu thương, công nhân tại các chợ, công ty trên địa bàn.Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 Đà Nẵng cho biết, trong ngày, thành phố ghi nhận 442 ca mắc COVID-19, gồm 57 ca cách ly tập trung, 247 ca cách ly tạm thời tại nhà, 32 ca trong khu phong tỏa và 106 ca chưa cách ly.
Đáng chú ý, trong 106 F0 chưa cách ly có nhiều tiểu thương tại các chợ, gồm 8 ca lấy mẫu tiểu thương chợ Đống Đa (quận Hải Châu), 4 ca tiểu thương chợ Hòa Sơn, 1 ca tiểu thương chợ Hòa Phước (huyện Hòa Vang), 1 ca tiểu thương chợ Hòa Cầm, 1 ca lấy mẫu tại lò mổ Đà Sơn (quận Liên Chiểu).
Cạnh đó còn có nhiều F0 là công nhân, gồm 6 ca làm tại Công ty Matrix, 3 ca lấy mẫu định kỳ tại Công ty Vinatex, 3 ca lấy mẫu tại Công ty Lesgant, 1 ca lấy mẫu tại Công ty TTTI.
Trong số những ca chưa cách ly còn có 5 ca lấy mẫu đại diện hộ gia đình phường An Hải Bắc, 1 ca lấy mẫu đại diện hộ gia đình phường Thọ Quang (quận Sơn Trà), 1 ca lấy mẫu đại diện hộ gia đình xã Hòa Sơn (huyện Hòa Vang), 1 ca lấy mẫu đại diện hộ gia đình phường Nam Dương (quận Hải Châu), 1 ca lấy mẫu trường hợp làm tại nhà hàng, quán ăn phường Khuê Trung (quận Cẩm Lệ).
67 ca còn lại đều được phát hiện khi đến khám, xét nghiệm tại các cơ sở y tế: Phòng khám Pasteur, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà, Phòng khám Ân Đức, Bệnh viện Hoàn Mỹ, Bệnh viện Phụ sản - Nhi, Phòng khám Y Đức, Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu, Trung tâm Y tế quận Thanh Khê, Phòng khám Thiện Nhân...
Theo ngành y tế, 316/442 ca mắc COVID-19 trong ngày có khả năng lây cho cộng đồng, tập trung ở một số địa phương như quận Liên Chiểu (117 ca), quận Sơn Trà (93 ca), huyện Hòa Vang (44 ca), quận Cẩm Lệ (24 ca), quận Thanh Khê (21 ca), quận Hải Châu (12 ca) và quận Ngũ Hành Sơn (5 ca).
Các chuỗi lây nhiễm đáng chú ý trong ngày gồm: Công ty Matrix (65 ca), Công ty Thuận Phước (17 ca), khu vực Nại Tú 1, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà (12 ca), thôn Phú Thượng, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang (11 ca), chợ Đống Đa (8 ca)…
Quận Liên Chiểu là địa phương ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 nhất trong ngày với 133 trường hợp. Các quận còn lại gồm Thanh Khê 52 ca, Cẩm Lệ 30 ca, Hải Châu 17 ca, Ngũ Hành Sơn 5 ca, huyện Hòa Vang 72 ca và 9 trường hợp về từ ngoại tỉnh.
Tính từ ngày 16/10 đến nay, Đà Nẵng ghi nhận 3.013 ca mắc COVID-19, trong đó 147 ca ngoại tỉnh. Hiện toàn Đà Nẵng có 261 khu vực phong tỏa với 1.463 hộ (9.647 nhân khẩu) và duy trì 17 cơ sở cách ly tập trung, thực hiện cách ly 466 người.
Liên quan tình hình dịch, từ 12h ngày 12/12, UBND quận Liên Chiểu quyết định chuyển cấp độ dịch đối với phường Hòa Khánh Bắc (nơi có Công ty Matrix) lên thành vùng dịch cấp 4 (nguy cơ rất cao, tương ứng với màu đỏ).
Ngày 11/12, cả nước ghi nhận 16.141 ca nhiễm mới
Bản tin chiều 11/12 của Bộ Y tế cho biết cả nước ghi nhận 16.141 ca mắc COVID-19 mới, đây là mức cao nhất kể từ tháng 10 trở lại đây.
Tính từ 16h ngày 10/12 đến 16h ngày 11/12, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.141 ca nhiễm mới, trong đó 37 ca nhập cảnh và 16.104 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.285 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố, có 9.478 ca trong cộng đồng.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP.HCM (1.441 ca), Bình Phước (1.164), Tây Ninh (903), Khánh Hòa (794), Bến Tre (756), Đồng Tháp (750), Cà Mau (722), Cần Thơ (689), Sóc Trăng (617), Vĩnh Long (576), Hà Nội (548), Tiền Giang (545), Bạc Liêu (505),
Bà Rịa - Vũng Tàu (498), Trà Vinh (456), Bình Dương (418), Kiên Giang (409), Đồng Nai (390), An Giang (368), Hậu Giang (347), Bình Thuận (317), Bình Định (286), Thừa Thiên Huế (240), Bắc Ninh (213), Hải Phòng (212), Lâm Đồng (198), Đà Nẵng (186), Gia Lai (177), Thanh Hóa (148),
Quảng Nam (139), Ninh Thuận (123), Hưng Yên (110), Nghệ An (92), Hà Giang (81), Đắk Nông (79), Long An (71), Quảng Ninh (69), Vĩnh Phúc (62), Phú Yên (45), Thái Bình (45), Thái Nguyên (40), Hải Dương (34), Quảng Ngãi (34), Quảng Bình (30), Phú Thọ (27),
Nam Định (25), Hòa Bình (18), Kon Tum (15), Hà Nam (14), Lào Cai (14), Sơn La (13), Cao Bằng (11), Yên Bái (10), Bắc Giang (10), Hà Tĩnh (7), Điện Biên (6), Tuyên Quang (4), Quảng Trị (2), Bắc Kạn (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Sóc Trăng (-277), Cà Mau (-100), Hà Nội (-89).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Phước (+585), TP.HCM (+215), Khánh Hòa (+207).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 14.789 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.398.413 ca nhiễm, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.393.034 ca, trong đó có 1.050.608 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (486.043), Bình Dương (286.877), Đồng Nai (91.880), Long An (39.165), Tây Ninh (37.776).
Số ca tử vong vẫn ở mức cao, nhưng đã có xu hướng giảm hơn
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.084 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.053.425 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.558 ca, trong đó: thở oxy qua mặt nạ: 5.059 ca; thở oxy dòng cao HFNC: 1.319 ca; thở máy không xâm lấn: 270 ca; thở máy xâm lấn: 893 ca; ECMO: 17 ca.
209 ca tử vong tại TP.HCM và 19 tỉnh, thành phố
Từ 17h30 ngày 10-12 đến 17h30 ngày 11-12 ghi nhận 209 ca tử vong. Tại TP.HCM (67) trong đó có 7 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Bình Phước (1), Bình Dương (1), Đồng Nai (2), Đồng Tháp (1), Hậu Giang (1), Trà Vinh (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (17), An Giang (13), Bình Dương (13), Cần Thơ (13), Tây Ninh (12), Kiên Giang (11), Đồng Tháp (10), Tiền Giang (10), Long An (8), Sóc Trăng (7), Bình Thuận (7), Bến Tre (5), Cà Mau (4), Trà Vinh (4), Bình Định (2), Bến Tre (2), Khánh Hòa (2), Nghệ An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 221 ca. So với các ngày trước đây, hôm nay là ngày thứ 2 liên tiếp số ca tử vong có chiều hướng giảm hơn, dù vẫn đang giữ ở mức cao.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 27.611 ca, chiếm tỉ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Ngày 10-12 có 720.109 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 131.816.392 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 74.713.350 liều, tiêm mũi 2 là 57.103.042 liều.
Hà Nội vẫn đang cấp độ dịch 2 - nguy cơ thấp
Số ca Covid-19 phá kỷ lục: 1 quận và 13 xã, phường Hà Nội tăng cấp độ dịch
UBND TP Hà Nội vừa ban hành đánh giá cấp độ dịch Covid-19 tính từ ngày 11/12. Đáng chú ý, quận Đống Đa và 13 xã, phường khác đã phải chuyển cấp độ dịch nguy cơ cao (cấp độ 3 - màu cam).
Theo báo cáo của Hà Nội, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên toàn thành phố được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng Covid-19 là 94,3% (đạt tỷ lệ tối thiểu là 70%). Tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 là 83,9% (đạt tỷ lệ tối thiểu là 80%).
Trong 2 tuần trở lại đây, thành phố ghi nhận 7.412 trường hợp mắc Covid-19 tại cộng đồng.
Theo bảng đánh giá, Hà Nội vẫn thuộc cấp độ 2 - nguy cơ thấp. Song, so với tuần trước đó, số quận, huyện và xã, phường thuộc cấp độ 1 đã giảm rất nhiều, chỉ còn 8 quận, huyện, thị xã tương ứng 439 xã, phường thuộc cấp độ 1. Ngoài ra, có 21 quận, huyện thuộc cấp độ 2, tương ứng với 127 xã, phường.
Đống Đa là quận duy nhất của Hà Nội đổi sang màu cam, cấp độ 3 do ghi nhận tới 1.336 ca cộng đồng trong 14 ngày gần đây. Tính trung bình số ca mắc/100.000 dân/1 tuần tại quận Đống Đa là 177 ca.
Ngoài ra, trong 14 ngày gần đây, có 13 xã, phường ghi nhận nhiều ca cộng đồng được nâng lên cấp độ 3 (màu cam - nguy cơ cao). Cụ thể, quận Đống Đa có 7 phường, gồm: Khâm Thiên với 82 ca, Trung Phụng 103 ca, Quốc Tử Giám 45 ca, Văn Miếu 47 ca, Phương Liên 73 ca, Khương Thượng 61 ca và Thổ Quan 60 ca. Quận Hoàn Kiếm có 1 phường ở cấp độ 3 là Hàng Gai với 45 ca mắc. Quận Ba Đình có 1 phường là Đội Cấn với 48 ca.
Quận Tây Hồ có 1 phường là Quảng An với 31 ca. Huyện Gia Lâm có 2 xã là Văn Miếu với 47 ca và Yên Thường với 57 ca. Huyện Đông Anh có 1 xã là Vân Nội với 46 ca.
Tính theo tỷ lệ số ca mắc cộng đồng/100.000 dân/tuần thì Khâm Thiên là phường đứng đầu với 429 ca, xếp sau là Hàng Gai với 389 ca và Trung Phụng với 309 ca.
Chính phủ yêu cầu phát ngay thuốc kháng virus cho người mắc Covid-19
Cùng với chỉ đạo tiếp tục thí điểm điều trị ca bệnh không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ tại nhà, Chính phủ yêu cầu cấp phát ngay thuốc kháng virus cho người mắc Covid-19.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 11/2021 với nhiều nội dung liên quan tới công tác ứng phó dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế.
Để tiếp nhận thông tin, kịp thời hỗ trợ và quản lý người mắc Covid-19, Chính phủ yêu cầu bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND các địa phương chỉ đạo hệ thống y tế và chính quyền cơ sở bố trí nhân lực, phương tiện đầy đủ.
Trong trường hợp có người mắc Covid-19, Chính phủ yêu cầu cấp phát thuốc kháng virus nhanh nhất, sớm nhất theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ "không để xảy ra tình trạng người nhiễm có yêu cầu nhưng không nhận được hỗ trợ của chính quyền địa phương hoặc cơ sở y tế". Khi vượt quá khả năng, Chính phủ yêu cầu địa phương báo cáo ngay Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế để có phương án hỗ trợ, không để người bệnh chuyển nặng, tử vong vì không được cấp cứu, điều trị kịp thời; không để quá tải hệ thống y tế vì yếu tố chủ quan.
Trong trường hợp có người mắc Covid-19, Chính phủ yêu cầu cấp phát thuốc kháng virus nhanh nhất, sớm nhất theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Việc thí điểm điều trị có kiểm soát trường hợp nhiễm bệnh không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà và cộng đồng cũng được quán triệt tiếp tục thực hiện.
Song song với giải pháp chống dịch, Chính phủ chỉ đạo triển khai và thần tốc hơn nữa trong việc tiêm vaccine, bảo đảm tiêm hết cho các đối tượng có chỉ định tiêm chủng nhưng chưa tiêm, nhất là người cao tuổi, người có bệnh lý nền... Yêu cầu đặt ra là chậm nhất phải hoàn thành trong tháng 12.
Để tiêm vaccine nhanh cho học sinh trong độ tuổi đảm bảo an toàn và hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao chủ trì với ngành y tế và các địa phương thực hiện. Bộ Giáo dục cần lên kế hoạch cụ thể cho việc đi học trở lại của học sinh, sinh viên bảo đảm yêu cầu của công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới.
Quán triệt sự nhất quán trong thực hiện chính sách, Chính phủ nhắc nhở bãi bỏ ngay biện pháp phòng, chống dịch áp dụng tại các địa phương trái với chủ trương, quy định, chỉ đạo của Trung ương. Theo nghị quyết của Chính phủ, các địa phương không được để ách tắc lưu thông hàng hóa, cản trở việc đi lại của nhân dân và quá trình khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Nhằm phục vụ mục tiêu kép, bên cạnh việc chống dịch, Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các địa phương có giải pháp thúc đẩy du lịch nội địa, từng bước mở rộng đối tượng, thị trường, điểm đến trong Chương trình thí điểm đón khách quốc tế đến Việt Nam phù hợp với đặc điểm, tình hình dịch Covid-19.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận