Nguy cơ đảng của ông Macron phải chịu thêm tổn thất
Trước đó, khi có bài phát biểu trên truyền hình tuyên bố giải tán Quốc hội, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chia sẻ đây là quyết định nặng nề và khó khăn nhưng ông kiên quyết từ chức sớm vì các đảng cực hữu đang nở rộ ở khắp mọi nơi trên lục địa.
Theo nhà lãnh đạo Pháp, kết quả của cuộc bầu cử EP không có lợi đối với các đảng bảo vệ châu Âu.
Nhà lãnh đạo Pháp cho biết, sở dĩ thực hiện động thái này vì ông có niềm tin với cử tri Pháp và vào khả năng người Pháp sẽ đưa ra sự lựa chọn cho chính mình cũng như thế hệ tương lai.
"Tôi tự tin vào nền dân chủ của chúng ta, ở đó người dân có quyền lên tiếng. Tôi đã lắng nghe thông điệp, nỗi lo và chắc chắn sẽ có câu trả lời", ông Macron nói thêm.
Thực tế, từ khi liên minh cánh hữu của Tổng thống Pháp đã mất thế đa số trong Quốc hội năm 2022 và phải dùng đến quyền thông qua luật mà không cần bỏ phiếu trong quốc hội, các nhà phân tích đã dự đoán ông Macron sẽ đối mặt với những khó khăn vô cùng lớn trong cuộc bầu cử châu Âu như hàng loạt chỉ trích và nguy cơ sụp đổ chính phủ.
Tuy nhiên, động thái kịch tính vừa qua là một canh bạc lớn. Theo báo Guardian, Đảng của ông Macron có thể chịu thêm nhiều tổn thất, ảnh hưởng tới phần còn lại nhiệm kỳ Tổng thống và khả năng cao nhà lãnh đạo phe cực hữu Pháp Marine Le Pen sẽ thu thêm nhiều quyền lực hơn nữa.
Gấp rút chuẩn bị bầu cử trước thềm Thế vận hội
Theo Điều 12 của Hiến pháp Pháp, các Tổng thống có quyền giải tán quốc hội để giải quyết các cuộc khủng hoảng chính trị, chẳng hạn như những khác biệt lâu dài và không thể hòa giải giữa cơ quan lập pháp và hành pháp.
Cử tri sẽ đi bỏ phiếu trong vòng 20 đến 40 ngày sau khi quốc hội giải tán.
Vòng đầu tiên của cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào ngày 30/6 và vòng thứ hai vào ngày 7/7.
Vì Paris chuẩn bị tổ chức Thế vận hội (Olympic) vào cuối tháng 7 nên những tuần sắp tới sẽ rất bận rộn đối với ông Macron.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ra tuyên bố giải tán Quốc hội. (Nguồn: Guardian).
Trong lịch sử, từng có nhiều đời Tổng thống Pháp giải tán Quốc hội như các năm 1962, 1968, 1981 và 1988 khi nhiệm kỳ tổng thống kéo dài 7 năm nhưng nhiệm kỳ quốc hội chỉ có 5 năm đồng nghĩa nguyên thủ quốc gia thường phải đối mặt với việc phe đối lập giành đa số trong quốc hội.
Động thái giải tán Quốc hội trên không phải lúc nào cũng có lợi cho các Tổng thống. Năm 1997, Tổng thống thuộc phe trung hữu lúc bấy giờ là ông Jacques Chirac đã kêu gọi bầu cử Quốc hội bất thường nhưng cái kết nhận được là cánh tả giành đa số, khiến ông phải chịu đựng 5 năm chia sẻ bớt quyền lực với phe đối lập.
Kể từ đó đến nay, chưa có tổng thống nào giải tán quốc hội, một phần vì nhiệm kỳ tổng thống và quốc hội đã được thống nhất vào năm 2000 và đa phần đảng của Tổng thống chiếm đa số trong Quốc hội.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra tuyên bố giải tán Quốc hội sau khi đảng Mặt trận Quốc gia (FN) theo đường lối cực hữu đánh bại liên minh ôn hòa của ông trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP).
Trong bài phát biểu trước toàn thể người dân Pháp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Hạ viện sẽ diễn ra trong ngày 30/6 và vòng 2 vào ngày 7/7.
Các đảng cực hữu ở Pháp, trong đó có đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (RN) của Pháp, quyết tâm giành được khoảng 40% tổng số phiếu ủng hộ trong cuộc bầu cử EP tại nước này.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận