Các quan chức Pháp hôm thứ Hai (4/10) cho biết Tổng thống Emmanuel Macron đã lên kế hoạch nói với những người đồng cấp châu Âu rằng “sự đổ bể liên quan đến thỏa thuận AUKUS” là cơ hội để chứng minh với Mỹ rằng EU có thể đóng một vai trò quan trọng ở Ấn Độ-Thái Bình Dương tại một cuộc họp không chính thức ở Slovenia dự kiến sẽ diễn ra trong tuần này.
Tại cuộc họp diễn ra vào thứ Ba (ngày 5 tháng 10), ông Macron đã thông báo cho những người đồng cấp về cuộc thảo luận gần đây của ông với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden về hậu quả của thỏa thuận liên minh AUKUS.
Thỏa thuận AUKUS, liên quan đến việc Australia hủy hợp đồng tàu ngầm với Pháp và ký hợp đồng mua tàu ngầm do Mỹ thiết kế, đã gây ra căng thẳng giữa Pháp và các đồng minh phương Tây.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Thỏa thuận AUKUS cũng dẫn đến việc Pháp triệu hồi đại sứ của mình tại Washington, theo báo cáo của hãng tin Reuters.
"Thực sự có một cơ hội ở đây", Tổng thống Pháp Macron nói với các phóng viên, nhấn mạnh một giọng điệu mới rằng “các nước EU có thể đóng một vai trò chiến lược ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với Mỹ, bao gồm cả thương mại, an ninh và bảo vệ tự do hàng hải…”.
Tin tức được đưa ra sau khi Biden tổ chức một cuộc điện đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen vào thứ Hai (4/10), trong đó nhà lãnh đạo Mỹ đảm bảo với bà Ursula von der Leyen về tầm quan trọng của EU ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, theo báo cáo của hãng thông tấn Đức Deutsche Presse- Agentur.
Một tuyên bố của Nhà Trắng về cuộc điện đàm cho biết Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden gọi EU là “một đối tác cơ bản của Hoa Kỳ”.
Một trong những cố vấn của Macron cho biết: “Chúng tôi không muốn thúc đẩy người châu Âu đưa ra lựa chọn giữa quan hệ đối tác với Hoa Kỳ hoặc chỉ hướng vào trong châu Âu”.
Vị cố vấn này nói: “Vấn đề là làm thế nào để tạo ra các điều kiện cho mối quan hệ đối tác vì lợi ích tốt nhất của người châu Âu, khi biết rằng Hoa Kỳ vẫn là đồng minh của chúng ta”.
Quan chức Pháp nói rằng, Hoa Kỳ sẽ vẫn là đồng minh thân cận của EU, bây giờ vấn đề là EU nên phối hợp như thế nào tốt nhất để các lợi ích của châu Âu được đưa vào chiến lược rộng lớn hơn.
Tổng thống Pháp Macron được xem là người đã ủng hộ quyền tự chủ lớn hơn của châu Âu trong lĩnh vực quốc phòng trong nhiều năm.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Pháp đã phải vật lộn để thuyết phục các nhà lãnh đạo EU khác tham gia vào tầm nhìn của mình.
Nhiều quốc gia ở Đông Âu được hưởng chiếc ô an ninh mà NATO đưa ra lo ngại các chính sách của Macron sẽ làm suy yếu liên minh an ninh xuyên Đại Tây Dương.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận