Trong thông điệp gửi ngày 20/9, Tổng Thư ký Liên hợp quốc cảm ơn sự hợp tác và ủng hộ của Việt Nam đối với các nỗ lực của Liên hợp quốc trong xử lý các thách thức toàn cầu trong 45 năm qua (20/9/1977 – 20/9/2022).
Tổng Thư ký khẳng định Việt Nam là một đối tác quan trọng của Liên hợp quốc, đã có nhiều đóng góp thực chất và hiệu quả vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, đồng thời bày tỏ mong muốn tăng cường hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp này trong thời gian tới để thúc đẩy hòa bình, phát triển bền vững và quyền con người trên thế giới.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh - BNG
Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập LHQ, tổ chức đóng vaitrò trung tâm trong xây dựng luật pháp quốc tế, gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xungđột và ứng phó với các thách thức toàn cầu.
Quan hệ hợp tác Việt Nam - LHQ trong hơn 40 năm qua đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia-dân tộc của ta, nhất là duy trì, củng cố môi trường hòa bình, an ninh và thuận lợi cho phát triểnđất nước; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế; làm sâu sắc hơn quan hệ của ta với cácnước, các đối tác chủ chốt và bạn bè và tranh thủ một nguồn lực quan trọng phụcvụ công cuộc phát triển đất nước.
Mặt khác, Việt Nam đã chủ động đóng góp tích cực và ngày càng thực chất đối với hoạt động của LHQ, trong đó có đề cao vai trò của LHQ và chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy tôn trọng Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, quan hệ bình đẳng, hợp tác phát triển giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc, phản đối hành động áp bức, xâm lược, cấm vận đơn phương trong quan hệ quốc tế; tham gia đóng góp vào quá trình thảo luận, thông qua nhiều nghị quyết, tuyên bố quan trọng của LHQ về hợp tác phát triển, giải trừ quân bị, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống khủng bố, bảo đảm quyền con người.
Việt Nam được LHQ và cộng đồng quốc tế đánh giá là một điển hình thành công trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và là một quốc gia quyết tâm và nghiêm túc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Pa-ri về biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng tích cực thúc đẩy các sáng kiến cải tổ LHQ, đặc biệt được đánh giá là một trong những quốc gia đi đầu triển khai sáng kiến“Thống nhất hành động” của LHQ nhằm tăng hiệu quả hoạt động của LHQ ở cấp
9độ quốc gia. Với những đóng góp của mình, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vàonhiều vị trí, cơ quan quan trọng của LHQ và ghi được nhiều “dấu ấn” Việt Nam tạicác cơ quan như tại HĐBA LHQ, Hội đồng Nhân quyền LHQ, Hội đồng Kinh tế -xã hội (ECOSOC).
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận