Gắn liền với hải quân Nhật Bản vào những năm diễn ra chiến tranh thế giới thứ II, thiết giáp hạm Yamato là biểu tượng quân sự thể hiện sức mạnh của quân đội Nhật. Chiến hạm này đã đi vào lịch sử với những câu chuyện hùng tráng. Yamato được đặt theo tỉnh lâu đời của Nhật Bản - tỉnh Yamato, là một thiết giáp hạm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế chiến thứ II và là soái hạm của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản. Nó là chiếc dẫn đầu trong lớp thiết giáp hạm mang tên nó.
Yamato đã phục vụ như là soái hạm của Đô đốc Isoroku Yamamoto trong suốt năm 1942.
Thiết giáp hạm Yamato là chiếc thiết giáp mạnh nhất lớn nhất từng được chế tạo, nằm trong lớp thiết giáp cùng tên của Nhật. Bên cạnh nó còn có một người anh em khác là Musasi. Cả hai chiếc này đều được thiết kế với kích thước khổng lồ . Khi đầy tải cả hai chiếc có khả năng rẽ nước với lưu lượng lên đến 72.800 tấn. Đây là sự nổ lực lớn của Nhật trong cuộc chiến cạnh tranh với sức mạnh quân sự Mỹ.
Quả thật thiết giáp hạm Yamato như một pháo đài trên biển nhờ được trang bị hệ thống hỏa lực cực mạnh với 9 khẩu cỡ nòng lên đến 460 mm. Đây là loại pháo hải quân lớn nhất được trang bị cho tàu chiến. Mỗi khẩu pháo dài 21,13 m nặng 147,3 tấn, có khả năng bắn đầu đạn đi được khoảng cách 42 km. Tính riêng trọng lượng của tháp pháo và 6 khẩu pháo này ở mũi đã lên đến 3.000 tấn. Theo dự tính ban đầu thiết giáp hạm Yamato được trang bị 12 pháo hạng 2 với kích cỡ 155mm bố trí thành bốn tháp súng ba nòng (một phía trước, một giữa, hai phía sau tàu). Ngoài ra nó còn được bố trí thêm 12 khẩu 127mm bố trí thành sáu tháp súng nòng đôi (ba chiếc mỗi bên hông giữa tàu).
Thêm vào đó, Yamato còn trang bị 24 pháo phòng không 25 mm chủ yếu được bố trí ở giữa tàu. Đây được coi là kho vũ khí chủ lực của thiết giáp hạm. Yamato có thể mang theo 7 máy bay chiến đấu với 2 máy phóng ở cuối boong tàu. Thân tàu được bọc giáp dày 650mm ở phía trước tháp pháo, thép dày 410mm ở hai bên hông, 200mm ở sàn tàu trung tâm, 230mm ở sàn tàu phía ngoài. Khi được tái trang bị vào năm 1944, cấu hình pháo hạng hai của nó được thay đổi thành 6 khẩu pháo 155 mm, 24 khẩu 127 mm, 162 súng phòng không 25 mm và 4 súng máy phòng không 13,2mm nhằm chuẩn bị cho những cuộc hải chiến tại khu vực Nam Thái Bình Dương.
Một số hình ảnh hiếm hoi về tàu Yamato |
Với kích thước lớn dài 263 mét, rộng 36.9 mét, mớn nước 11 mét, tải trọng 69,900 tấn tiêu chuẩn, đầy tải 72.800 tấn, thủy thủ đoàn lên đến 2800 người đây được xem là một pháo đài trên để che chắn cho những con tàu khác. Để có thể đẩy chiếc thiết giáp hạm khổng lồ này di chuyển trên biển với tốc độ tối đa là 27 hải lý/giờ, các nhà thiết kế Yamato có 12 nồi hơi, 4 động cơ tuabin hơi nước. Tổng công suất của hệ thống động lực lên đến 150.000 mã lực, 4 chân vịt với đường kính là 6m.
Được chế tạo từ năm 1937 đến năm 1940 và được chính thức đưa vào hoạt động vào cuối năm 1941, Yamato đã phục vụ như là soái hạm của Đô đốc Isoroku Yamamoto trong suốt năm 1942, lần đầu tiên hoạt động như một thành phần của Hạm đội Liên hợp trong trận Midway vào tháng 6/1942.
Trong suốt năm 1943, Yamato liên tục di chuyển giữa các căn cứ Truk, Kure và Brunei để đối phó lại các cuộc không kích của Mỹ xuống các hòn đảo căn cứ Nhật Bản.
Ngày 19/3/1945, Yamato chứng minh bản lĩnh của một trong những thiết giạm hạm hàng đầu lúc đó. Dù phải hứng chịu đợt không kích dữ dội từ các máy bay chiến đấu cất cánh từ tàu sân bay USS Enterprise, Yorktown và Intrepid nhưng nó chỉ bị hư hại nhẹ, hệ thống hỏa lực phòng không dày đặc, cùng với vỏ tàu bọc thiết giáp cực dày đã phần nào làm giảm thiệt hại từ đối phương.
Trong suốt thời gian tồn tại và tham chiến, Yamato luôn phải hứng chịu những đợt không kích dữ dội như thế này. |
Thế nhưng, điều gì phải đến đã đến. Ngày 6/4/1945, trong cuộc hành quân Ten-go, sau khi rời cảng khỏi căn cứ Kure, Nhật Bản, Yamato có nhiệm vụ neo gần eo biển thuộc quần đảo Okinawa và chiến đấu như một pháo đài nổi. Khi đó, Yamato sẽ sử dụng pháo hạm 460mm trên tàu để "trút lửa" lên quân đội Mỹ đóng quân ở Okinawa.
Tuy nhiên, thiết giáp hạm Yamato đã bị đánh chìm trước đó. Tổng cộng đã có 380 máy bay chiến đấu của Mỹ được huy động trong 2 đợt không kích đã đánh chìm Yamato.
Chiếc thiết giáp hạm uy lực nhất của mọi thời đại, biểu tượng của sức mạnh đế quốc Nhật trong chiến tranh thế giới thứ 2 bị đánh chìm tại tọa độ 30,22 độ vĩ Bắc, 128,04 độ kinh Đông.
Tổng cộng có 2.489 trong tổng số 2.700 thủy thủ chiến đấu trên Yamato thiệt mạng, trong đó có Phó đô đốc Seiichi Ito và Tư lệnh đệ nhị Hạm đội và Hạm trưởng của Yamato Kosaku Aruga.
Thực tế cho thấy rằng, để đóng mới, vận hành, duy trì, bảo dưỡng những chiếc thiết giáp hạm là vô cùng tốn kém. Những chiếc thiết giáp hạm, mang ý nghĩa phô trương sức mạnh quân sự và khoa học kỹ thuật nhiều hơn là tác chiến hiệu quả.
7. Tàu ngầm 941 "Cá mập" của Nga, dài 172m
Tàu ngầm Cá mập được trang bị 20 tên lửa đạn đạo, mỗi tên lửa mang 10 đầu đạn hạt nhân. Akula là một trong những lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công thuộc vào hàng đắt đỏ và khổng lồ của thế giới. |
Tàu ngầm nguyên tử lớn nhất hiện nay là Dmitry Donskoi của Nga (theo tên gọi của NATO là Cá mập). Dmitry Donskoi được chế tạo theo dự án 941U và nếu so sánh với tàu ngầm Kursk nó cũng không hề thua kém.
Tàu ngầm 941 Akula là loại tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo được triển khai bởi Liên Xô trong những năm 1980. Với trọng tải tối đa 26.000 tấn, cho đến nay, 941 Akula là loại tàu ngầm lớn nhất từng được đóng.
TK-208 “Dmitry Donskoy” đang tuần tra trên biển Barents. |
Akula được nghiên cứu và phát triển từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX, với tên ban đầu là Projeckt 941 và được NATO định danh là Typhoon có nghĩa là “ cuồng phong”. Nó là thế hệ tiếp nối của tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Delta. Trong tiếng Nga nó mang cái tên “Акула” có nghĩa là "cá mập". Và quả đúng như cái tên, Akula là một con quái vật chính hiệu của các hạm đội Nga, với trọng tải choán nước lên đến 48.000 tấn khi lặn và 24.500 khi nổi, chiều dài lên đến 175m, còn lớn hơn cả một sân bóng đá (120m).
Đã có 6 chiếc Typhoon được xuất xưởng và biên chế cho các hạm đội, mà chủ yếu là Hạm đội phương Bắc với nhiệm vụ bảo vệ phía Bắc nước Nga. Ban đầu bộ tư lệnh Hải quân chỉ định đánh số cho các tàu với tiếp đầu ngữ "TK". Về sau, với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính từ một số tập đoàn vũ khí và tập đoàn luyện thép, cùng sự quyên góp từ những thành phố, nó đã mang tên các tập đoàn này và tên các thành phố như TK-17 “Arkhangelsk” hay TK-208 “Dmitry Donskoy”.
Kích thước khổng lồ, hệ thống vũ khí tối tân hiện đại giúp nó có thể "thổi bay" cả một hải đoàn (hải đoàn là một đội hình quân sự của Hải quân, nhiều hải đoàn kết hợp tạo thành một hạm đội bao gồm từ 3 đến 4 tàu chiến hoặc tàu ngầm).
TK-17 “Arkhangelsk” đang tuần tra ở khu vực Bắc Cực |
Tàu ngầm Cá mập được trang bị 20 tên lửa đạn đạo, mỗi tên lửa mang 10 đầu đạn hạt nhân. Số vũ khí này có thể tấn công đồng thời 200 mục tiêu lớn trên mặt đất với tổng diện tích 7.000 km² (diện tích Moscow là 1.000 km²), ở khoảng cách 10.000 km.
Nói cách khác, con tàu nằm đâu đó ở khu vực Biển Trắng này có thể bất ngờ tiêu diệt hàng chục thành phố kiểu như New York; thổi tung một đất nước nhỏ ở châu Âu hay san bằng một nửa đất nước Afghanistan. "Cá mập" còn mạnh hơn 10 trung đoàn Topol.
Tàu ngầm Akula hạ thủy vào tháng 06/2002. "Cá mập" được chế tạo từ thập niên 80 của thế kỷ trước và đã chờ đợi tu sửa suốt 12 năm. Kinh phí để hiện đại hóa con tàu này quá lớn và ngân sách quốc gia không thể đáp ứng ngay lập tức.
Tàu ngầm lớp Akula có thiết kế đa thân, với 5 thân nằm bên trong thân chính. Tàu có tất cả 19 khoang bao gồm một khoang module được gia cố chắc chắn chứa phòng điều khiển chính và khoang thiết bị điện tử nằm ở phía trên các thân tàu, phía sau các ống phóng tên lửa. Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Akula có lượng giãn nước khi nổi khoảng 24.500 tấn và khi lặn là 48.000 tấn. Con số này lớn hơn gấp đôi tàu ngầm hạt nhân lớn nhất Hải quân Mỹ lớp Ohio.
Typhoon là một trong những tàu ngầm có thiết kế độc đáo nhất từ trước đến nay, với lớp vỏ chịu áp suất được thiết kế khá phức tạp, cho phép nó lặn sâu được 400m. Cấu trúc đan chéo nhau của các thanh đỡ trong thiết kế trải dài của Typhoon giúp dàn trải áp lực lên đều thân tàu. Đây là một khác biệt rất lớn so với tàu ngầm lớp Delta. Delta có thiết kế dàn trải áp lực bằng các thanh dầm chống chịu song song với nhau, tạo ra một áp lức tác động lên thân tàu nhỏ hơn vùng cao nhất của tàu (khoang nhô lên của Delta). Chính điều này đã giúp cho Typhoon có khả năng sống sót cao hơn khi bị ngư lôi làm thủng vỏ tàu, giúp thủy thủ đoàn có thể an toàn trong các khoang kín nước, với khả năng ngập nước là vô cùng thấp, từ 5% đến 7% theo tính toán của các nhà khoa học Nga.
Thiết kế của tàu cho phép nó di chuyển dưới băng và phá băng. Tàu có thể lặn sâu tối đa 400m, tốc độ đạt 12 hải lý khi nổi và 25 hải lý khi lặn. Tàu ngầm có thể hoạt động liên tục 180 ngày đêm dưới biển. Tàu biên chế 160 thành viên thủy thủ đoàn. Tàu có chiều dài 172,8 mét và chiều rộng 23,3 mét.
Tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân ОК-650ВВ (OK-650VV) công suất 190 MW và 2 tua-bin công suất 45.000 – 50.000 mã lực cùng 2 động cơ Diesel АСДГ (ASDG) công suất 800 kW.
Ngoài ra, tàu ngầm này còn được trang bị thiết bị phát hiện tàu ngầm. Đây là thiết bị tìm kiếm và tấn công chủ động/bị động được treo trên thân tàu phía dưới khoang chứa ngư lôi. Tàu được gắn radar phát hiện mục tiêu nổi băng I/J.Các thiết bị đối phó gồm ESM (thiết bị hỗ trợ điện tử), hệ thống cảnh báo radar và hệ thống định vị.
Akula còn có cả hệ thống thông tin liên lạc radio và vệ tinh. Tàu được trang bị 2 phao anten nổi để thu tín hiệu radio, dữ liệu chỉ thị mục tiêu và tín hiệu dẫn đường vệ tinh, khi hoạt động sâu và dưới các lớp băng. Typhoon với thiết kế khá lớn cho phép mang được 20 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) R-39 (được NATO định danh là SS-N-20 “Rif”) với tầm bắn 8.300km, có thể mang được đầu đạn nổ thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân 500 kiloton. Bên cạnh đó R-39 còn có khả năng mang được đầu đạn hạt nhân tấn công đa mục tiêu (MIRV) với khả năng mang được 4 đến 5 đầu đạn hạt nhân 200 kiloton.
Bên cạnh khả năng phóng tên lửa đạn đạo, nó còn mang theo cả ngư lôi để tiêu diệt các tàu ngầm khác, gồm có 6 ống phóng với 20 phương tiện phóng (phương tiện phóng có thể là các máy phóng hoặc các thiết bị tương tự). Gồm có 2 loại ống phóng trên Typhoon:
+4 ống phóng có khả năng phóng 2 loại ngư lôi chính là RPK-2 (SS-N-15 “Viyuga”) hoặc ngư lôi Type 53. Hai loại ngư lôi này chủ yếu là để tấn công các tàu khu trục, tàu hộ vệ tên lửa, tàu ngầm cỡ nhỏ và các khinh hạm.
+2 ống phóng có khả năng phóng loại RPK-7 (SS-N-16 “Vodopa”) dùng để tấn công các tàu ngầm cỡ lớn và tàu sân bay.
Liên Xô khi đó sản xuất 6 chiếc tàu ngầm thuộc dự án 941. Đến nay chỉ còn 3 trong số đó đang biên chế trong hải quân Nga. Đáng chú ý nhất là chiếc "Dmitri Dolskoy", được nâng cấp từ phiên bản 941UM, dùng để thử nghiệm tên lửa đạn đạo "Bulava", còn 2 chiếc là "Arkhangelsk" và "Severstal" hiện được xếp vào lực lượng dự bị.
Ba chiếc còn lại: Akula-TK202, TK-12 "Simbirsk" và TK-13 bị cho phép xẻ ra để tận dụng nguyên liệu vào giữa những năm 2000. Vào tháng 5.2010, Tổng tư lệnh hải quân Nga - ông Vladimir Vysotsky, thông báo hai chiếc tàu thuộc dự án 941 sẽ phục vụ tới năm 2019. Ông Vysotsky khi đó nói rằng, hai chiếc tàu này nhiều khả năng sẽ được nâng cấp. Tuy nhiên giờ đây tình thế lại có vẻ khác: Cho một chiếc tàu "về hưu" dễ hơn là nâng cấp nó.
Có thể nói, hoàn thành "Cá mập" là một chiến công lớn đối với nước Nga. Hiện tại, Borei - lớp tàu ngầm hạt nhất tấn công được đánh giá mạnh nhất hiện nay đang thay thế dần các tàu lớp Typhoon từ năm 2012.
8. Du thuyền Eclipse của Nga, dài 170m
Toàn cảnh chiếc du thuyền Eclipse |
Siêu du thuyền dài gần 170m, trị giá 1,1 tỷ USD, mang tên Eclipse của tỷ phú người Nga Roman Abramovich, đã trở thành siêu du thuyền tư nhân lớn nhất thế giới từ trước tới nay, nó xứng đáng là “vua” trong thế giới du thuyền.
Chiếc du thuyền gia nhập "hạm đội của Abramovich" được "sinh ra" ở xưởng đóng tàu Blohm & Voss (Đức). Đã là "đồ chơi" của Abramovich, nên tất cả chi tiết đều phải đạt đến mức độ cao nhất của sự xa hoa. Người ta cũng không ngạc nhiên khi hệ thống phòng thủ tên lửa được lắp đặt, cùng phòng ngủ bọc thép và cửa sổ làm bằng kính chống đạn. Ngoài ra, những thứ khác như khu spa sang trọng, bể bơi là không thể thiếu.
Đây là khu đỗ du thuyền công cộng Pier 90, nơi đậu du thuyền Eclipse của tỷ phú người Nga Roman Abramovich. |
Nó còn được trang bị rạp chiếu phim và có thể chuyên chở 70 thuyền viên, 24 khách. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của du thuyền lại nằm ở hệ thống phòng thủ tối tân.
Radar trên thuyền có khả năng phát hiện tên lửa và sẽ cảnh báo sớm khi có nguy cơ cướp biển tấn công hoặc khủng bố. Khu vực đài chỉ huy và cabin điều khiển được bọc thép. Các cửa sổ cũng được thiết kế bởi vật liệu chống đạn.
Trên thuyền có hai khu vực dành cho trực thăng. Ngoài ra, Abramovich còn cho lắp các thiết bị chống vi khuẩn. Nếu có kẻ lạ mặt xâm nhập, tỷ phú Nga có thể thoát hiểm trên chiếc tàu ngầm màu vàng lặn sâu tới gần 50m.
Tỷ phú Nga bí mật đặt đóng siêu du thuyền ở Đức, nơi sản sinh chiến hạm lừng danh Bismarck thời Thế chiến II. Ngay tên gọi Eclipse cũng quá ư kiêu hãnh, chủ nhân muốn nó khi xuất hiện sẽ làm lu mờ mọi siêu du thuyền có mặt trên thế giới.
Khi đóng vào năm 2010, du thuyền này tiêu tốn tới 1,5 tỷ USD và cho đến gần đây vẫn là du thuyền lớn nhất thế giới. |
Phía trước du thuyền |
Đội ngũ phục vụ chiếc siêu du thuyền này lên đến 70 người |
Có cả thuyền loại nhỏ đi kèm |
Du thuyền của tỷ phú Abramovich có hai sân đậu trực thăng. |
Kính chống đạn và các lớp bọc thép bao trọn chiều dài phòng chính của tỷ phú Abramovich và phòng chỉ huy trên du thuyền Eclipse. |
Du thuyền này có một hệ thống phòng thủ tên lửa nhập từ Đức. |
Khoang nhiên liệu của du thuyền Eclipse có thể chứa 100.000 gallon nhiên liệu, tương đương khoảng 380.000 lít. |
Những trục tời của Eclipse. |
Bồn tắm xông hơi tiện nghi |
Không những rực rỡ về ban đêm... |
... mà Eclipse còn được cho là có hệ thống phòng thủ bằng lazer để ngăn cánh săn ảnh tác nghiệp đối với các vị khách trên du thuyền. |
Eclipse có đủ phương tiện để cạnh tranh với bất kỳ con tàu nào trên biển. Đây là chiếc tàu ngầm mini tương tự như chiếc mà Eclipse có. |
Bên trong các phòng có đầy đủ tiện nghi |
9. Tàu phá băng "50 năm Chiến thắng" của Nga, dài 159,6m
Tàu phá băng "50 năm Chiến thắng" đã được hạ thủy vào ngày 29/12/1993 |
Tàu phá băng "50 năm Chiến thắng" là tàu phá băng nguyên tử lớn nhất thế giới. Đây là một dự án cải tiến của hàng loạt tàu phá băng nguyên tử kiểu "Artika".
Tàu dài 159m, rộng 30m, trọng tải 25 ngàn tấn. Chiều dày băng lớn nhất mà tàu này có thể phá là 2,8m. Công suất của tàu là 75 ngàn mã lực. Thủy thủ đoàn gồm có 138 nhân viên.
Tàu phá băng "50 năm Chiến thắng" đã được hạ thủy vào ngày 29/12/1993. Sau đó do thiếu kinh phí mà việc đóng tàu đã bị đình trệ. Một phần kinh phí đã được cấp trở lại từ cuối những năm 90.
10. Thuyền buồm France II của Pháp, dài 146,2m
Đây là thuyền buồm lớn nhất thế giới trong lịch sử đóng thuyền - France II . |
Cho đến nay nó được coi là thuyền buồm lớn nhất thế giới trong lịch sử đóng thuyền. Đây là thuyền có 5 cột buồm, được đóng tại Xưởng đóng tàu Chantiers et Ateliers de la Gironde tại Bordo vào năm 1911.
Thuyền có chiều dài 146,20m, lượng choán nước 10.710 tấn. Trong thế chiến thế giới thứ nhất, thuyền đã từng được trang bị pháo 90mm.
Thuyền buồm Elena Ambrosiadou’s Maltese Falcon |
Thuộc sở hữu của tỷ phú Elena Ambrosiadou, Maltese Falcon là một trong những du thuyền lớn nhất thế giới do tư nhân sở hữu. Nhà tư bản Mỹ Tom Perkins đã bán Maltese Falcon hồi năm 2009, hai năm sau khi ông này được cho là đã trả ít nhất 150 triệu USD để đóng nó. Với chiều dài 88m, Elena Ambrosiadou’s Maltese Falcon đang là chiếc thuyền buồm có kích thước lớn nhất, thiết kế đẹp nhất và đắt nhất trên thế giới tại thời điểm hiện tại. Nó có ba cột buồm quay kích thước khổng lồ, và được trang bị ấn tượng hơn với phiên bản mới của hệ thống DynaRig bằng sợi các-bon. Nhờ 15 cánh buồm và diện tích buồm 2.400m2, chiếc thuyền dài này có khả năng đạt tốc độ tối đa 19,5 hải lý/giờ bất chấp kích thước khổng lồ của nó.
B.L (Tổng hợp)
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận