Góc nhìn

Trả giá đắt vì Ukraine, Mỹ - EU "đồng sàng dị mộng!"

07/04/2015, 06:05

Trả giá vì hùa theo Mỹ trong khủng hoảng Ukraine - Nga, quan hệ EU - Mỹ càng trở nên "đồng sàng dị mộng"

fittosize_558_314_829dabb13f431139b27deac6a8eb8877
Đã đến lúc EU tìm lại sự tự do cho mình?

EU tiếp tục tìm lối đi riêng

Vừa qua, đài phát thanh Sputnik của Nga đã phát đi một đoạn phỏng vấn rất đáng chú ý với Chuẩn đô đốc, nhà văn Pháp Francois Jourdain.

Cuộc phỏng vấn được xoáy sâu vào mối quan hệ giữa liên minh châu Âu (EU) với Mỹ, thông qua sự tồn tại của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Và Chuẩn đô đốc Jourdain nhấn mạnh: "Khi mà NATO tiếp tục tồn tại, sẽ không có gì thay đổi và châu Âu vẫn là chư hầu của Mỹ."

Dù đây chỉ là ý kiến cá nhân của một quan chức nước Pháp, không phải là tiếng nói chính thức của Pháp nói riêng và châu Âu nói chung. Nhưng vấn đề này đã cho thấy, EU đang thực sự muốn thoát Mỹ và tiến đến con đường tự chủ về cả kinh tế, quân sự và sách lược ngoại giao.

Câu chuyện tìm lối đi riêng của châu Âu không phải đến bây giờ mới được nói, mà nó đã âm ỉ từ nhiều tháng nay, đặc biệt khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine lên tới cao trào và EU dần ngấm những thiệt hại về kinh tế khi hùa theo ý chí Mỹ để đối đầu trừng phạt nước Nga.

Hiện tại, EU đứng trước hàng loạt những thách thức nghiêm trọng đến sự tồn vong của liên minh vốn được cho là chuẩn mực của thế giới này. Đầu tiên, về vấn đề kinh tế, đồng Euro đang mất giá kỷ lục trong suốt 13 năm qua. Cuối tháng 3/2015, có thời điểm Euro đã bằng giá với USD. Một loạt quốc gia châu Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy... đối diện với nguy cơ vỡ nợ. Còn các nước lớn như Anh, Pháp có sự tăng trưởng không khả quan.

Các đầu tàu của châu Âu là Đức, Pháp đã làm hết sức mình để vực dậy nền kinh tế trong nhiều năm qua. Và bản thân người Đức đã phải thừa nhận rằng họ không thể đảm bảo vai trò đầu tàu ấy, nếu không có những sự hợp tác về kinh tế với nước Nga.

Cuộc đối đầu kinh tế với Nga cũng khiến hàng loạt quốc gia EU có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế Nga nổi giận, trong đó có Séc, Hungary và một số quốc gia Đông Âu.

Tiếp đến, về vấn đề an ninh, EU đang phải gồng mình đối diện với sự đe dọa khủng bố nghiêm trọng nhất kể từ khi liên minh này tham gia vào các chiến dịch chống khủng bố quy mô toàn cầu mà Mỹ phát động, kể từ năm 2001 với cuộc chiến chống Al-Qaeda tại Afghanistan.

Những vấn đề về kinh tế, an ninh ấy đã nhen nhóm tạo thành hai thái cực đối lập trong lòng EU. Một phần muốn vứt bỏ Ukraine, vứt bỏ lợi ích Mỹ để đảm bảo lợi ích bản thân, đồng nghĩa với việc hòa giải với nước Nga. Còn một nhánh khác, họ vẫn duy trì niềm tin tuyệt đối vào sự dẫn dắt của Mỹ. Điều này khiến cho EU ngày càng phân rã, bất hòa, và đồng nghĩa với việc suy yếu.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, EU đã gần như thống nhất được quan điểm của cả khối, khi EU từ chối viện trợ thêm bất kỳ khoản tài chính nào cho Ukraine. Đồng thời, Pháp, Đức hối thúc đảm bảo thỏa thuận Minsk ký ngày 12/2 - vốn được cho là thượng tôn sự thắng thế của nước Nga và thất bại của Mỹ trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Vấn đề Ukraine đến đây đã rõ, EU không còn cùng hội cùng thuyền với lợi ích Mỹ. Họ cũng tự tách mình ra khỏi con tàu sắp đắm Ukraine. Đầu cuộc khủng hoảng, EU lĩnh xướng với vai trò người phất cờ, người tiên phong để đối đầu với Nga. Nhưng hiện tại, họ lùi lại sau lưng, đảm nhiệm vai trò phụ họa, cổ vũ, và tuyệt nhiên không nhận thêm bất kỳ thiệt hại nào về mình.

Tương lai nào cho NATO?

Điều ảnh hưởng duy nhất lúc này với mối quan hệ Nga – EU là NATO. Những tháng vừa qua, Mỹ đã ồ ạt điều quân đến các căn cứ quân sự của khu vực này. Ngày 3/4/2015, 30.000 quân NATO được huấn luyện với mục đích đối đầu với những mối đe dọa từ phía Nga. Lực lượng phản ứng cực nhanh này sẽ nhận nhiệm vụ hoặc phòng thủ, hoặc phát động tấn công vào nước Nga. Các cuộc tập trận cũng được Mỹ rầm rộ diễu võ giương oai quanh lãnh thổ Nga.

nato-planes_6856666
 

Bản thân Moscow đã nhiều lần nhấn mạnh, sẽ không có bất kỳ sự hòa giải nào nếu EU không tạo cho Nga một sự tin tưởng. Cựu Thủ tướng của Ukraine, ông Nikolai Azarov đã nhận định: “EU phạm sai lầm khi buộc Ukraine phải lựa chọn giữa phương Tây và Nga. Điều đó chỉ khiến cho châu Âu bất ổn. Trong khi EU cần nhất là một môi trường đầu tư ổn định, an toàn.”

Và bản thân EU cũng tự ý thức được điều này. Vấn đề nằm ở việc sẽ không thể có được sự ổn định khi NATO còn hiện diện. 

Vừa qua, ngày 3/4/2015, Ngoại trưởng ba nước Đức, Pháp, Ba Lan đã đệ trình lên châu Âu một kế hoạch xây dựng sức mạnh riêng cho EU. Trước đó, hồi tháng 2/2015, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã từng nói về vấn đề xây dựng quân đội riêng cho châu Âu để các thành viên có thể chủ động tự quyết cho các vấn đề an ninh của mình.

Thậm chí, với Ngân hàng đầu tư phát triển hạ tầng châu Á (AIIB) của Trung Quốc, nhiều quốc gia châu Âu, trong đó có Anh – đồng minh thân cận nhất với Mỹ đã tham gia góp vốn, bất chấp sự phản đối quyết liệt của Washington.

Từ đó để thấy, tâm lý xa lánh nước Mỹ, chán ghét nước Mỹ ngày càng sâu sắc trong tư tưởng của các quốc gia EU. Và NATO sẽ là gạch nối cuối cùng cần phải xóa bỏ, nếu EU thực sự muốn phát triển theo con đường “thượng tôn lợi ích bản thân”. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.