Thượng úy Tạ Việt Tiệp |
Thượng úy Tiệp kể: “Tôi vẫn nhớ như in hôm đó vào một ngày cuối tháng 12/2013, khi Tổ công tác đến hiện trường vụ tai nạn xảy ra đầu cầu Thanh Trì, phường Lĩnh Nam, một chiếc xe máy nằm chỏng chơ giữa đường, còn nạn nhân nằm sát dải phân cách giữa và đã tử vong trước đó”.
Khám nghiệm hiện trường vụ TNGT, Tổ công tác tìm trong người nạn nhân không có điện thoại, cũng không mang theo bất kỳ một loại giấy tờ tùy thân nào. Tới khi cơ quan chức năng đã hoàn tất công tác khám nghiệm hiện trường, mổ tử thi vẫn chưa xác định được tên, tuổi nạn nhân.
Thượng úy Tiệp cho hay, trước khi đưa nạn nhân vào nhà bảo quản tại bệnh viện gần đó, cơ quan công an phải mời đơn vị kỹ thuật hình sự đến lăn chỉ tay để tra cứu qua mạng nội bộ quản lý CMND trên toàn quốc, xác minh tên, tuổi, nạn nhân. Khi có kết quả từ tra cứu qua vân tay của nạn nhân, cơ quan công an liên hệ với công an phường, xã nơi cư trú của nạn nhân TNGT rồi báo cho người nhà nạn nhân đến nhận thi thể và làm thủ tục mai táng.
Sau khi xác minh danh tính nạn nhân tự đâm vào dải phân cách và tử vong tại chỗ nhanh chóng được làm rõ, đó là người quê ở Văn Giang, Hưng Yên. Sau đó, cảnh sát đã báo cho người nhà của nạn nhân lên nhận thi thể và làm thủ tục mai táng.
Theo Thượng úy Tiệp, để chứng minh thế nào là TNGT tự gây, cơ quan công an phải xác định xem người điều khiển phương tiện tự đâm hay trước đó đã va chạm với phương tiện nào khác”. Thượng úy Tiệp cho biết thêm, để công tác khám nghiệm hiện trường được khách quan, trong các buổi giao ban giữa công an quận với công an phường, xã trên địa bàn, lực lượng CSGT đều lồng ghép công tác trao đổi nghiệp vụ với công an phường, xã trên địa bàn. Khi xảy ra TNGT, công an phường, xã phải có mặt sớm nhất, rà soát nhanh, khẩn trương lấy lời khai của những người liên quan, nhân chứng để phục vụ công tác điều tra.
Văn Huế
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận