Xem - ăn - chơi

Trải nghiệm thế giới hội họa tối giản chỉ với "bóng và hình"

29/04/2018, 08:16

Những bức tranh được vẽ theo phong cách tối giản tới từng chi tiết, chỉ là những bóng và hình.

31393909_1967839689952825_2248415572729528320_n

Những bức tranh được vẽ theo phong cách tối giản tới từng chi tiết, chỉ là những "bóng hình".

30 năm theo đuổi hội họa với phong cách tối giản, họa sĩ Lê Thiết Cương vừa ra mắt một triển làm mới mang anh gọi là "bước ngoặt" mới trong con đường của mình. Đó là triển lãm "Bóng và hình". Triển lãm vừa chính thức ra mắt ngày 27/4 tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA).

"Bóng và hình" giới thiệu 22 bức tranh sơn dầu trên toan – là những tác phẩm mới nhất của họa sĩ Lê Thiết Cương, sáng tác trong 2 năm 2016 và 2017. Các bức hình được lấy cảm hứng từ những đề tài giản dị, quen thuộc, gần gũi như phố xá, nhà cửa, cây cối, dòng sông, bàn ghế…

31402679_1967839439952850_8062045225415081984_n

Một số những bức tranh được trưng bày trong triển lãm.

Qua bút pháp của họa sĩ Lế Thiết Cương, các bức hình đã được biến tấu theo một cách giản đơn nhất. Anh tâm sự: “Đề tài chỉ là nguyên liệu. Nhưng biết đâu cái quen thuộc ấy có thể sẽ lạ hơn qua Bóng và hình sẽ gợi đến một điều gì khác.

Với những bức hình lần này, Lê Thiết Cương quyết định “thả trôi”, không còn “gò” đề tài vào những nét tạo hình cụ thể, hình trở thành những mảng khối. Hình ảnh không còn nằm trong những đường viền nét nữa mà tràn rộng, tạo cảm giác mở, không có giới hạn. Không khí các bức tranh đã có phần thay đổi, hòa sắc có phần trầm lắng hơn, với những suy ngẫm phản tư bao trùm không gian tác phẩm.

1521819_10200559420427810_1500570797_n

Họa sĩ Lê Thiết Cương

"Hình nào bóng ấy, nhưng ở những bức tranh này, bóng không nhại theo hình. Bóng có đời sống riêng, kể một câu chuyện khác theo hình. Trọng tâm là bóng, đôi bức là một bóng hình của một kỷ niệm đã xa chứ không hẳn là bóng và hình", Lê Thiết Cương chia sẻ về các bức vẽ của mình.

Là người quan tâm đến Phật Giáo và Kinh Dịch, quan niệm hội họa tối giản của Lê Thiêt Cương ảnh hưởng từ mỹ học thiền. Nhà phê bình Phan Cẩm Thượng nhận định: “Có lẽ hoạ sĩ muốn xây dựng một lối “Thiền hoạ” mới mà ở đó hội hoạ cũng chỉ có giá trị tượng trưng và gợi ý mà thôi”.

22 tác phẩm mới phần nào thể hiện tinh thần đó: ít hình, ít mầu, nhiều khoảng trống lớn, yên tĩnh, “vô ngôn”. Câu chuyện và cảm xúc được gửi gắm qua sự tĩnh mịch, yên lặng trong tranh, thông qua đó người xem có thể liên tưởng, suy ngẫm về những câu chuyện của riêng mình.

Họa sĩ Trịnh Tú nhận định, sau mỗi chặng đường, Lê Thiết Cương lại tìm thêm cho mình một chân dung. "Anh đi đến tối giản bằng hai ngả đường. Thứ nhất là chắt lọc trong vô vàn hình ảnh của đời sống hiện hữu, bộn bề, ngổn ngang thành những hình hài khác, ngôn ngữ và bút pháp khác, rồi đặt trong không gian thẳm sâu của một gam màu, tạo nên vũ trụ riêng của ký ức. Thứ hai là đi từ những chi tiết giản lược, bâng quơ để nhắc đến sự vận động không ngừng nghỉ cõi nhân gian", ông chia sẻ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.