Công tác cứu hộ đang gấp rút hơn bao giờ hết |
Trao đổi với CNN, nhà báo, nhà khoa học, khí tượng Kate Ravilious cho biết, mỗi năm, Nepal thường hứng chịu nhiều trận động đất mạnh 4-5 độ ri-te. Ngay từ sau trận động đất mạnh tại Nepal xảy ra năm 1934, các nhà khoa học e ngại, một ngày nào đó, sẽ xảy ra trận động đất “kinh thiên”. Và thực sự, tiên lượng đó đã thành sự thật.
Nhà địa lý học Nicholas Sitar giảng dạy tại Khoa Kỹ sư môi trường và Dân sự tại Đại học California (Mỹ) cũng nhận định: “Ở khu vực này, động đất không phải chuyện bất thường”.
Câu hỏi đặt ra, tại sao đã tiên lượng trước được sẽ có ngày thảm kịch xảy ra, chính phủ Nepal không tăng cường các biện pháp an toàn để giảm thiểu hậu quả?
Đại diện Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ - Gavin Hayes cho biết: “Vài thập kỷ trở lại đây, dân số tại Nepal bùng nổ trong khi đó cơ sở hạ tầng yếu kém không được trang bị để chống trọi lại với những trận động đất lớn tầm cỡ này. Vì vậy, hậu quả hết sức nghiêm trọng”. Trả lời Telegraph, một người Anh sống tại Kathmandu cho biết: “Nepal luôn thiếu sự chuẩn bị để ứng phó với thảm hoạ. Dù toà nhà nơi tôi ở nằm trong một toà chung cư hiện đại nhưng ở đây không bao giờ có một lối thoát hiểm nhanh phòng các trường hợp động đất thiên tai như thế này”.
Mặt khác, nhà báo Ravilious lo ngại: “Mùa mưa trong vài tháng tới sẽ khiến mọi việc tồi tệ thêm nếu chúng ta không xử lý mọi việc trước lúc đó”.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận