Một bị cáo 82 tuổi bị xử phạt về hành vi "Hiếp dâm" - Ảnh minh họa |
Sáng 16/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Không thể bỏ án tử với người trên 70 tuổi
Trong Dự thảo luật có đề cập đến những trường hợp không thi hành án tử hình, theo đó đề xuất không áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành án tử hình đối với người phạm tội từ 70 tuổi trở lên nhằm thể hiện tính nhân đạo trong các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, trong phiên thảo luận tại hội trường về nội dung này, đa số các ĐBQH đề nghị không quy định loại trừ áp dụng hình phạt tử hình đối với người từ 70 tuổi trở lên.
ĐB Trần Thị Dung (Điện Biên) cho rằng, tử hình là hình phạt cao nhất tước bỏ đi quyền sống của một con người, liên quan đến vấn đề hạn chế hình phạt tử hình, bà Dung ủng hộ quan điểm chỉ tử hình những tội đặc biệt nghiêm trọng, tuy nhiên, bỏ tử hình đối với tội danh nào thì cần phải cân nhắc.
“Về quy định bỏ án tử hình đối với những người trên 70 tuổi, tôi không đồng ý. Bởi trên thực tế vẫn còn nhiều đối tượng trên 70 tuổi có những hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng, đa số họ vẫn còn sức khỏe và có thể tiếp tục vi phạm nên trong trường hợp này không thể không thi hành án tử hình” – bà Dung nêu quan điểm.
Đồng quan điểm, ĐB Trương Thái Hiền (Kiên Giang) cũng cho rằng, tuổi 70 sức khỏe vẫn còn, bên cạnh đó, ở tuổi này đáng lẽ phải là tấm gương cho con cháu, việc họ thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng là ảnh hướng xấu đến dư luận xã hội nên càng phải lên án, vì thế không thể bỏ án tử với đối tượng này.
Bỏ án tử với tội tham nhũng?
Cũng tham gia ý kiến vào việc hạn chế án tử hình, ĐB Đỗ Ngọc Niễn (Bình Thuận) cho biết tán thành hạn chế hình phạt tử hình nhưng không đồng tình với bỏ các tội danh phá hoại hoa bình, tội phạm chiến tranh, chống loài người.
Về quy định tội phạm về kinh tế nếu khắc phục được hậu quả, hợp tác tích cực với cơ quan điều tra thì có thể thoát án tử hình, ĐB Niễn cho rằng như thế không bằng với các án tử hình khác, tạo kẽ hỡ cho tội tham nhũng, lợi dụng dùng tiền để đổi mạng.
“Làm như thế chẳng nào nào dung túng cho cho tham nhũng. Tham nhũng là quốc nạn, làm lũng đoạn đất, đe dọa sự tồn vong của chế độ. Chúng ta đã quyết tâm chống tham nhũng nhưng không đạt kết quả như mong muốn. Mà tham nhũng ngày càng tinh vi phức tạp hơn. Dư luận hết sức bất bình đòi hỏi cần có hình thức xử phạt nghiêm minh hơn nữa để ngăn chặn” – ĐB đề nghị.
Theo ĐB này, chúng ta có thể cần tiền, cần rất nhiều tiền, cần thu hồi đầy đủ tài sản tham nhũng nhưng không vì thế mà đánh đổi lòng tin của nhân dân, làm thay đổi cán cân công lý, dung túng cho tham nhũng với việc giảm hình phạt tù thay bằng phạt tiền để khắc phục hậu quả.
“Áp dụng điều luật này khác gì bỏ hình phạt tử hình với tội tham nhũng, làm như vậy xã hội tất sẽ loạn, nhân dân sẽ không tha thứ cho chúng ta. Đề nghị bỏ quy định này” – ĐB nhấn mạnh.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận