Đồng nhiễm cúm với bệnh khác nguy hiểm ra sao?
Tại Hội thảo khoa học Cập nhật phòng tránh bệnh cúm mùa đông xuân năm 2022-2023 do Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức, PGS.TS. Bùi Vũ Huy, nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, ở Việt Nam, cúm mùa chủ yếu xảy ra vào mùa đông với bất cứ ai và ở bất kỳ độ tuổi nào.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành, mô hình bệnh cúm phần nào được thay đổi nên cúm mùa có thể xảy ra vào các thời điểm khác nhau trong năm. Tuy nhiên, tỉ lệ mắc cúm vào mùa Thu- Đông vẫn sẽ cao hơn nhiều so với các thời điểm khác.
Hội thảo khoa học cập nhật phòng chống bệnh cúm mùa Đông Xuân 2022-2023
Cũng theo chuyên gia, cúm mùa tuy là bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng đối với nhóm người có nguy cơ cao, trong một số trường hợp có thể tử vong.
BS. Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương nhận định, đồng nhiễm cúm với một bệnh truyền nhiễm khác để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe con người.
Theo lý giải của ông Thái, “bản thân cơ thể chúng ta khi gánh 1 tác nhân (ví như virus cúm), có thể tiêu hao hết cả đội quân miễn dịch chống lại bệnh đó, do vậy, đến lúc nhiễm thêm tác nhân tiếp theo, cơ thể không còn miễn dịch để chống chọi nữa, do vậy tình trạng bệnh nặng lên.
Điều này không chỉ đúng khi đồng nhiễm Covid-19 với cúm, mà còn cả với bệnh khác nữa như sốt xuất huyết hay Adeno virus…
Do vậy, bằng mọi cách chúng ta phải giảm thiểu nhất nguy cơ có thể, ví như cúm hay Covid-19 có thể dùng vaccine, các bệnh khác có thể dùng phương án vệ sinh phòng bệnh, hạn chế tiếp xúc…Tất cả các biện pháp vừa đặc hiệu, vừa không đặc hiệu sẽ giúp cho việc bảo vệ sức khỏe nói chung".
Tiêm phòng ngừa cúm là giải pháp quan trọng
“Chúng ta đã thấy mùa hè vừa rồi các trường hợp nhập viện liên quan đến cúm, đặc biệt là cúm đồng nhiễm rất cao, sau khi nhiễm Covid-19 xong rồi mắc cúm hoặc ngược lại. Vì sao nhiều người nhiễm Covid-19 đến lần thứ 3, thứ 4 là bởi vì trong khoảng giữa đó người ta bị cúm, khiến miễn dịch giảm, do vậy dễ lây nhiễm Covid-19 tiếp và dễ bị nặng hơn”, ông Thái cho biết.
Trên thực tế, nhiều người có thể đồng nhiễm 2-3 bệnh, ví như nhiễm cúm, Covid-19 rồi cả sốt xuất huyết thì nguy cơ bị nặng rất cao và gây khó khăn trong việc chỉ định dùng thuốc điều trị.
Theo ông Thái, hiện các vaccine cúm tại Việt Nam cơ bản các nhà sản xuất cố gắng cập nhất hết các chủng đang lưu hành được WHO khuyến cáo.
Mặc dù không vaccine nào đảm bảo 100% vấn đề bảo vệ, nhưng điều quan trọng nhất cho tới thời điểm này là các vaccine đều đảm bảo phòng các tình trạng nặng, tử vong và nhập viện, đặc biệt giúp tránh đồng nhiễm cúm với các bệnh khác.
"Tương tự Covid-19, sau nhiễm cúm gây ra tình trạng "đói" tế bào miễn dịch, tức là tế bào miễn dịch bị phá hủy khá nhiều khi nhiễm cúm, do vậy dẫn đến tình trạng khi gặp tác nhân mới cơ thể không còn tế bào miễn dịch để chiến đấu nữa.
Do vậy, tiêm vaccine để tránh được bệnh cúm còn giúp tránh các bệnh khác nữa, giúp cho hệ miễn dịch khỏe”, ông Thái nhấn mạnh.
Theo WHO, tiêm chủng là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn nhiễm cúm và các biến chứng nghiêm trọng.
Hiện nay, có nhiều loại vaccine cúm mùa đang được sử dụng tại các cơ sở tiêm chủng, song vaccine tứ giá GCFLU Quadrivalent do Hàn Quốc sử dụng là lựa chọn cho mọi lứa tuổi giúp phòng 4 chủng cúm mùa mới nhất theo khuyến cáo WHO hằng năm. Chuyên gia cũng khuyến cáo các đối tượng nguy cơ cao cần được tiêm phòng vaccine GCFLU Quadrivalent là người già từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai, mới sinh đến sau sinh 2 tuần và trẻ em.
Bên cạnh tiêm phòng vaccine, để phòng bệnh, mỗi người cần thực hiện các vấn đề liên quan đến vệ sinh tay, sát khuẩn, hạn chế tụ tập, khẩu trang và quan trọng nhất là ý thức người dân.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận