Bác sĩ Thôi Vĩnh, trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch tại Bệnh viện Nhân dân tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc thở dài: "Chuyện gì đang xảy ra với người trẻ bây giờ vậy". Trong thời gian gần đây, ông tiếp nhận 2 bệnh nhân trẻ tuổi có tình trạng lão hóa sớm như người già.
Người trẻ ngày càng mắc các bệnh của người già do một số thói quen xấu. (Ảnh minh họa)
Bệnh nhân thứ 1
Anh Lý (37 tuổi) được xe cấp cứu đưa đến Bệnh viện Nhân dân tỉnh Chiết Giang, trong tình trạng lên cơn đau tim và tức ngực đột ngột ngay tại nhà. Bác sĩ Thôi Vĩnh sau khi chụp phim thì nhận định: "Nhồi máu cơ tim nghiêm trọng. 1 trong 3 mạch máu quan trọng nhất của tim bị hẹp đến 80 - 90%". Trường hợp của anh Lý, tim bị thiếu máu nghiêm trọng dẫn tới nhồi máu cơ tim đột ngột.
Hầu hết bệnh nhân bị bệnh tim mạch vành đều là người cao tuổi. Trong khi đó, anh Lý còn trẻ như vậy, tỷ lệ mắc bệnh không phổ biến, tình trạng nặng lại càng hiếm hơn.
Sau đó, bác sĩ Thôi Vĩnh hỏi chi tiết về thói quen sinh hoạt anh Lý thì được biết, bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá nhiều năm. Mỗi ngày thường hút 1 gói, thường xuyên thức khuya, ăn vặt vào ban đêm. Ngoài ra, anh còn bị cao huyết áp nhưng lại không thường xuyên uống thuốc lạ huyết áp. Anh cảm thấy sức khỏe của mình khá tốt và nghĩ rằng không cần phải dùng thuốc.
Sau khi kiểm tra cẩn thận tình trạng cơ thể của anh Lý, bác sĩ Thôi Vĩnh đã thực hiện phẫu thuật tim. Sau ca phẫu thuật, nhìn chung tình trạng của anh Lý đã thuyên giảm và có thể hồi phục lại trạng thái bình thường.
Bệnh nhân thứ 2
Bác sĩ Thôi Vĩnh cũng chia sẻ thêm thời gian trước, ông từng tiếp nhận một bệnh nhân trẻ tuổi hơn, tạm gọi là anh Vương (29 tuổi)
Anh Vương đến khoa Tim mạch tại Bệnh viện Nhân dân tỉnh Chiết Giang cũng trong tình trạng đau tức ngực. Sau khi chụp phim, tim và mạch máu của anh là một mớ hỗn độn. Chỉ có 1 trong 3 động mạch vành chính là hoạt động bình thường, 2 cái còn lại bị thu hẹp rất nghiêm trọng.
Bác sĩ Thôi Vĩnh miêu tả: ""Các mạch máu trong tim của bệnh nhân giống như người ở độ tuổi 70, 80".
Khác với anh Lý, anh Vương cho biết mình không có thói quen sinh hoạt xấu, cũng không có bệnh lý tiềm ẩn nào.
"Bệnh nhân có sức khỏe bình thường, không biết bản thân mắc bệnh tim mạch vành. Bệnh nhân chỉ được biết sau khi đến bệnh viện vì bị đau tức ngực đột ngột", bác sĩ Thôi Vĩnh nói. Sau đó, anh Vương cũng được cho tiến hành phẫu thuật tim.
Bác sĩ Thôi Vĩnh cho biết phần lớn bệnh nhân trẻ tuổi như anh Lý thường có thói quen hút thuốc, uống rượu, thức khuya, lười vận động. Họ cũng mắc một số bệnh cơ bản như cao huyết áp, tiểu đường, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ biến chứng thành nhiều bệnh khác nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, những bệnh nhân này vẫn có khả năng trở lại cuộc sống bình thường sau phẫu thuật.
Trong 2 trường hợp trên, bác sĩ Thôi Vĩnh giải thích: "Người trẻ mắc bệnh động mạch vành nặng như vậy, phương pháp điều trị phù hợp nhất là ghép toàn bộ động mạch. Họ đã được điều trị thành công. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất sau ca phẫu thuật là cần phải thay đổi thói quen hiện tại của họ. Đó là bỏ hút thuốc và uống rượu, đồng thời phải biết cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Vì việc phẫu thuật không phải thành công là họ có thể yên tâm khỏe mạnh suốt đời, cuối cùng mọi thứ vẫn phải phụ thuộc vào bản thân của họ".
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận