Trang The Drive của Mỹ cho hay, Trung Quốc gần đây đã tiến hành một cuộc thử nghiệm liên quan đến một loạt bom đạn đặc biệt, còn thường được gọi là máy bay không người lái (UAV) tự sát, được triển khai từ các bệ phóng hình ống giống như hộp được lắp đặt trên các phương tiện chiến thuật bộ binh hạng nhẹ và từ trực thăng.
Điều này nhấn mạnh mối đe dọa từ chiến thuật tấn công sử dụng các đàn máy bay không người lái, nói chung, đang trở nên thực tế hơn bao giờ hết và sẽ đặt ra những thách thức ngày càng nghiêm trọng cho các lực lượng quân sự trên khắp thế giới trong các cuộc xung đột trong tương lai.
Viện nghiên cứu Điện tử và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (CAEIT) đã tiến hành thử nghiệm nói trên vào tháng 9 vừa qua. CAEIT cũng được xem là một tổ chức dạng công ty con của Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc (CETC) thuộc sở hữu nhà nước.
CAEIT đã thực hiện một cuộc thử nghiệm với máy bay không người lái với số lượng lớn lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2017, với sự tham gia của gần 120 chiếc UAV cánh cố định với kích thước nhỏ.
Bốn tháng sau, CAEIT tiến hành thử nghiệm lớn hơn của riêng mình với 200 UAV cánh cố định. Các công ty Trung Quốc gần đây cũng đã trình diễn một loạt ấn tượng trong việc sử dụng máy bay không người lái loại quad-copter (máy bay lên thẳng bốn trục cánh).
Trang thông tin quân sự của Mỹ thừa nhận hiện họ không biết tên hoặc ký hiệu chính xác của máy bay không người lái CAEIT được sử dụng trong cuộc thử nghiệm vào tháng 9 hay của hệ thống hoàn chỉnh đang được quân đội sử dụng.
Tuy nhiên, theo báo cáo của trang này, đoạn video quay được dưới đây cho thấy mẫu máy bay không người lái này có hình thức và chức năng rất giống với các mẫu “bom đạn lơ lửng” CH-901 gần đây của công ty China Poly Defense.
Viện nghiên cứu Điện tử và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (CAEIT) thử nghiệm hệ thống UAV tự sát:
Khi mẫu vũ khí CH-901 dạng ống phóng lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2016, nó có một cặp cánh bật ra sau khi phóng, cũng như thiết kế đuôi hình chữ V gấp. Gần đây hơn, thiết kế đó đã phát triển và thay thế đuôi chữ V bằng một bộ cánh có thể tự động bật khác và bố trí đuôi kép gấp, tương tự như máy bay không người lái mà chúng ta thấy trong video thử nghiệm của CAEIT .
Tất nhiên, các thiết kế có hai cặp cánh gấp rất phổ biến đối với máy bay không người lái phóng ống và “đạn dược lơ lửng”, bao gồm cả máy bay không người lái tự sát Switchblade của nhà sản xuất AeroVironment của Mỹ.
Máy bay không người lái CAEIT được sử dụng trong cuộc thử nghiệm gần đây cũng gợi nhớ đến sản phẩm của nhà thầu quốc phòng Coyote của hãng Raytheon ở Mỹ.
Để so sánh, sản phẩm của hãng Coyote thuộc cũng có cấu hình và các tùy chọn tương tự như hệ thống phóng UAV tự sát mà CAEIT đã trình bày trong thử nghiệm gần đây của mình.
Bệ phóng UAV tự sát của CAEIT được bố trên mặt đất, có 48 ống, được lắp trên phiên bản 6x6 sửa đổi của xe chiến thuật hạng nhẹ Đông Phong Mãnh Sỹ, một số khía cạnh có nét tương đồng như các bệ phóng gắn trên đường phóng dạng ống mà Văn phòng Nghiên cứu Hải quân của Hải quân Hoa Kỳ sử dụng để phóng các UAV Coyotes như là một phần của nỗ lực trong chương trình mang tên “Công nghệ bầy đàn UAV Chi phí thấp (LOCUST)”, như được thấy trong video bên dưới.
Công ty Poly Defense của Trung Quốc cũng đã cho thấy ít nhất một bản mô phỏng của một loạt bệ phóng hình ống cho mẫu “đạn lơ lửng” CH-901.
Cần lưu ý rằng bất kỳ bệ phóng dạng hộp nào trong số này cũng có thể được lắp đặt trên tàu, cũng như triển khai ở các vị cố định trên mặt đất.
Thử nghiệm của CAEIT cũng liên quan đến ít nhất một máy bay không người lái được phóng từ ống gắn trên máy bay trực thăng Bell 206L, cũng như một máy bay không người lái bật ra từ ống được thả từ một chiếc trực thăng Robinson R-series.
Một phần video quay gần đuôi của máy bay Bell 206L đã bị làm mờ trong đoạn phim vì lý do không rõ ràng nhưng các nhà phân tinh của The Drive vẫn nhận ra nó.
Hệ thống UAV tự sát Coyote của Mỹ cũng có khả năng được phóng từ trên không. Hải quân Mỹ cũng đã thử nghiệm thả một bầy máy bay không người lái Perdix, chúng cũng có hai cặp cánh gấp, nhưng với kích thước nhỏ hơn nhiều, từ máy bay chiến đấu – tác chiến điện tử F / A-18E / F Super Hornets.
Phần còn lại của đoạn video do CAEIT công bố cho thấy có đến 11 chiếc máy bay không người lái bay theo đội hình thành giống như một đàn chim, cũng như hình một người đang chỉ đạo chuyển động của chúng thông bằng màn hình cảm ứng trên một thiết bị giống máy tính bảng.
Các chuyên gia của The Drive cũng nhận thấy các khung cảnh từ camera điện quang trên máy bay không người lái có chức năng quan sát các khu vực trên mặt đất và sau đó tìm kiếm các mục tiêu giả định được bố trí dưới mặt đất.
Hệ thống phóng UAV tự sát LOCUST của Mỹ:
Hiện chưa rõ liệu các máy bay không người lái này của CAEIT có bất kỳ loại camera nào có khả năng hoạt động trong môi trường ánh sáng yếu hoặc camera hồng ngoại cho phép chúng hoạt động vào ban đêm hay không.
Một số báo cáo cho rằng bầy máy bay không người lái xuất hiện trong video của CAEIT thể hiện khả năng hoạt động thực tế mà Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) hiện có, nhưng liệu có đúng như vậy hay không thì vẫn chưa rõ.
Hệ thống tổng thể, đặc biệt là bệ phóng di động trên mặt đất, chắc chắn trông rất hoàn thiện và như đã nói, CETC và các công ty con của mình đã tích cực làm việc trên công nghệ tập trung trong nhiều năm nay.
Tất cả những điều này dường như nhấn mạnh rằng, nếu PLA không có khả năng hoạt động của một bầy máy bay không người lái, thì sẽ ngày càng tiến gần hơn đến việc kiểm soát công nghệ và chiến thuật nguy hiểm này.
Một bầy đàn UVA tự sát có thể được triển khai từ nhiều nền tảng, trên mặt đất, mặt biển và trên không trung, có khả năng tiếp cận khu vực mục tiêu từ nhiều hướng, sẽ mang lại cho hệ thống tấn công của PLA khả năng phát động tấn công linh hoạt, da dạng và chi phí thấp.
Chiến thuật cùng UAV tấn công theo bầy đàn vốn dĩ rất khó để chống lại đối thủ một cách hiệu quả nhất nhưng chúng có khả năng, gây nhiễu làm mù cũng như áp đảo hệ thống phòng không của đối phương.
Mối đe dọa rất thực tế này là điều mà nhiều nhà phân tích quân sự đã cảnh báo. Gần đây nhất, trong cuộc xung đột quân sự với Armenia, quân đội Azerbaijan đã sử dụng máy bay người lái tự sát Harop để tấn công rất hiệu quả nhiều mục tiêu quân sự của Armenia.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận