Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách xã hội của Nga - Vladimir Yevseyev - cho rằng, Trung Quốc đang phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ thứ ba DF-41. Việc phát triển của công nghệ tên lửa đạn đạo bố trí trên tàu ngầm được cho là phản ứng của Trung Quốc đối với hoạt động chưa từng có của Hàn Quốc trong lĩnh vực tên lửa.
Ảnh: Topwar.ru |
Trung Quốc đang phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa mới với nhiều đầu đạn. Tên lửa này mang 12 đầu đạn hạt nhân. Phạm vi đánh trúng mục tiêu là hơn 12.000 km.
Theo ông Vladimir Evseev, các thông số này cho phép tên lửa Trung Quốc lọt danh sách những tên lửa mạnh nhất thế giới. Ngoài ra, theo chuyên gia này còn tiết lộ: “Trung Quốc còn chế tạo ra phương tiện tương tự của Nga để đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa. Điều này sẽ gây hậu quả rất lớn. Nếu Trung Quốc đã có thể chế tạo được những thứ mà Nga có, trong trường hợp này sẽ vô cùng khó khăn để đánh chặn tên lửa của họ khi bay ra khỏi bầu khí quyển, cũng như trong quá trình bay trong khí quyển tới độ cao khoảng 60 km.
Sau đó sẽ có rất ít thời gian bay và rất khó để đánh chặn. Từ quan điểm này, Trung Quốc có thể nâng cao hiệu quả đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ. Đây là sự đáp trả nghiêm trọng với kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược của Hoa Kỳ. Các bộ phận của hệ thống này được đặt tại Alaska và California. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng kết nối với hệ thống này.”
Chuyên này cũng nói thêm rằng, tên lửa đạn đạo thế hệ thứ ba mà Trung Quốc triển khai có thể gia tăng số lượng đầu đạn hạt nhân, triển khai mục tiêu giả, hoặc tổ hợp phương tiện chống hệ thống phòng thủ tên lửa.
Hiện nay châu Á đang bị lôi kéo vào vòng đua tên lửa mới mà theo ông Vladimir Yevseyev, là Hàn Quốc đã dấy lên cuộc chạy đua này.
“Hiện tại Hàn Quốc là nước đã có bước đột phá lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ tên lửa. Trung Quốc cũng tìm cách đáp trả. Mặc dù đối với Trung Quốc, điều rất quan trọng là tiếp nhận công nghệ tên lửa trên biển- tên lửa đạn đạo dành cho tàu ngầm. Trung Quốc không chỉ gặp vấn đề với tên lửa, mà còn có nhiều trở ngại trong việc đảm bảo hoạt động của tàu ngầm hạt nhân. Đặc biệt là vấn đề điều hướng. Tiến bộ trong lĩnh vực này sẽ làm tăng khả năng của Trung Quốc và cho phép giáng đòn đáp trả trong thực tế”, ông Vladimir Yevseyev nói
Hiện nay, ngoài Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc, Pakistan và Ấn Độ cũng đang không ngừng hoàn thiện tên lửa tấn công và tên lửa đạn đạo của mình. Châu Á đang trở thành các nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này, khiến cho nguy cơ sử dụng tên lửa ngày càng tăng lên.
Cao Sơn (Theo VOR)
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận