|
Trung Quốc hiện không có phương tiện chống đỡ hiệu quả trước sự tấn công của tên lửa Klub. |
Trong một bài viết được đăng tải mới đây, trang Strategy Page cho biết mặc dù Nga và Việt Nam cố gắng hạ thấp thương vụ nói trên, 28 tên lửa Klub đã được chuyển giao cho Việt Nam.
Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến thương vụ này vì các tên lửa Klub cũng có thể được sử dụng để tấn công mục tiêu mặt đất. Bài viết của Strategy Page nói rằng các tàu ngầm của Ấn Độ, Algeria và Việt Nam hiện đang sử dụng các tên lửa Klub được cho là có hiệu quả chiến đấu cao.
Tên lửa 3M-54 Klub (SS-N-27) được thiết kế để có thể sử dụng nhiều loại đầu đạn khác nhau để tiêu diệt các tàu chiến hải quân như tàu nổi mặt nước, tàu ngầm cũng như các mục tiêu cố định trên đất liền.
Biến thể Sizzler (3M-54E) được thiết kế để đột phá hệ thống phòng thủ của mục tiêu bằng chế độ bay sát mặt sóng ở tốc độ cận âm, sau đó vọt lên cao và tăng tốc lên tốc độ Mach 3,5, rồi sau đó lại hạ thấp độ cao và tấn công vào thân tàu.
Tên lửa Klub nặng 2 tấn (đầu đạn nặng 200 kg) và được bắn từ ống phóng ngư lôi 533 mm trên tàu ngầm. Các phiên bản chống hạm của tên lửa Klub có tầm bắn 300 km và có thể đạt tốc độ lên tới 3000 km/giờ vào cuối quỹ đạo, ở độ cao 30 mét, khiến rất khó có thể phát hiện và phản công. Với đầu đạn 400 kg, phiên bản tấn công mặt đất của tên lửa Klub không có giai đoạn tăng tốc cuối cùng khi tiến sát mục tiêu.
|
Trung Quốc cũng không hài lòng trước việc Nga cung cấp 6 tàu ngầm lớp Kilo cho Việt Nam. |
Theo Stratege Page, Trung Quốc hiện không có phương tiện chống đỡ hiệu quả trước sự tấn công của tên lửa Klub. Chính vì vậy mà nước này cực lực phản đối việc Nga bán tên lửa Klub cho Ấn Độ và Việt Nam.
Việc Nga thỏa thuận bán 6 tàu ngầm lớp Kilo cho Việt Nam trong năm 2009 đã khiến cho Trung Quốc vô cùng giận dữ. Tàu ngầm lớp Kilo hiện nay là phương tiện phóng chính cho loại tên lửa Klub-S, theo Kiến thức.
Ngoài biến thể Klub-S trang bị trên tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam thì “gia đình” tên lửa Klub còn có biến thể Klub-K, Klub-M, Klub-N, Klub-U:
Đầu tiên, được xem là “độc đáo nhất” trong gia đình tên lửa hành trình tấn công đa năng Klub là hệ thống tên lửa container Klub-K. Sở dĩ nó được xếp loại lạ như vậy bởi toàn bộ bệ phóng, tên lửa, radar và thành phần hỗ trợ của Klub-K được đặt trong container có hình dạng giống hệt container dân sự.
Việc ngụy trang tên lửa trong các container làm đối phương bất ngờ, không đề phòng, dễ dàng bị tiêu diệt. Dù hệ thống trinh sát (UAV, vệ tinh, máy bay có người lái) có tối tân tới đâu cũng khó lòng phát hiện ra Klub-K trong hàng trăm, hàng nghìn container rải khắp hải cảng, nhà ga hay trên tàu thuyền. Trong ảnh là phương án đặt container Klub-K trên tàu đổ bộ nhỏ biến nó thành vũ khí tấn công đáng gờm.
Ảnh đồ họa container bệ phóng hệ thống Klub-K đặt trên xe đầu kéo dân sự thoải mái di chuyển khắp lãnh thổ một quốc gia.
Ảnh đồ họa container bệ phóng hệ thống Klub-K đặt trên xe lửa.
Hệ thống Klub-K ban đầu chỉ trang bị 3 loại đạn tên lửa đều có tầm bắn xa, sức công phá mạnh, gồm: 3M-54KE (chống hạm, tầm bắn 220km, mang phần chiến đấu nặng 200kg); 3M-54KE1 (tầm bắn 300km, mang phần chiến đấu nặng 400kg) và 3M-14KE (đối đất, tầm bắn 275km, mang phần chiến đấu nặng 450kg).
Gần đây thì hệ thống Klub-K được bổ sung thêm biến thể tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran-E (Việt Nam trang bị trên các tàu chiến) được định danh là Kh-35UE đạt tầm bắn tới 260km. Trong ảnh là container hệ thống trinh sát (phải) và bệ phóng Kh-35UE (trái).
Được biết, hiện Malaysia đang rất quan tâm đến hệ thống tên lửa Klub-K và đang thực hiện những khâu đàm phán với Nga để nhập khẩu những tổ hợp khí tài này.
Hệ thống radar trinh sát của Klub-M có tầm theo dõi đến 250km trong chế độ chủ động hoặc lên tới 450km trong chế độ bị động.
Các loại đạn tên lửa của Klub-M cũng tương tự đạn Klub-K đạt tầm bắn 200-300km. Nhìn chung thì đạn tên lửa dùng chung cho toàn biến thể của gia đình Klub, có thể có những sự sửa đổi phù hợp với nền tảng bệ phóng.
Biến thể Klub-U là hệ thống tên lửa hành trình tấn công module có thể dễ dàng triển khai trên nhiều loại tàu chiến (kể cả loại cũ). Klub-U trang bị các loại đạn 3M-54TE, 3M-54TE1 và 3M-14TE đạt tầm bắn lần lượt 220-300-275km. Trong ảnh là hình đồ họa module phóng Klub-U triển khai trên tàu khu trục chống ngầm Udaloy.
Klub-N cũng là hệ thống tên lửa hành trình tấn công đa năng triển khai trên tàu chiến mặt nước (có thể nâng cấp từ tàu cũ hoặc trang bị cho tàu mới). Nó cũng dùng các loại đạn tương tự Klub-U.
Cuối cùng, Klub-S là hệ thống tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm đã được triển khai trên lớp tàu Kilo Project 877EKM và Project 636 (Việt Nam có sử dụng) cùng lớp tàu Lada Project 677. Khác với hệ thống Klub khác, Klub-S ngoài 3 kiểu đạn tên lửa giống với Klub-M/N/U còn được trang bị đạn tên lửa chống ngầm 91RE1/RE2.
Đạn tên lửa hệ thống Klub-S có thể phóng quá ống phóng ngư lôi tiêu chuẩn 533mm trên tàu ngầm hoặc dùng bệ phóng thẳng đứng riêng. Được biết, trong tương lai, tàu ngầm lớp Lada và các biến thể của nó cũng được trang bị loại tên lửa Klub-S này, theo Đất Việt.
Video mô phỏng "Sát thủ chống tàu" Klub-S đánh chìm chiến hạm:
Nguồn: YouTube
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận