Công nghệ

Trung Quốc sao chép thiết bị tiếp nhiên liệu UPAZ-1A Nga

27/01/2015, 16:05

Có khả năng Trung Quốc đã sao chép thành công thiết bị tiếp nhiên liệu UPAZ-1A do Nga sản xuất.

11.1
Biến thể J-15 với thiết bị tiếp nhiên liệu trên không UPAZ-1A nằm bên dưới thân máy bay.

Tờ Want China Times đưa tin, Hải quân Trung Quốc chỉ cần mất hơn 5 phút để tiếp nhiên liệu trên không cho một chiếc tiêm kích trên hạm J-15, sau khi sao chép thành công thiết bị tiếp nhiên liệu trên không UPAZ-1A do Nga chế tạo.

Nhiều khả năng Tổng công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương thuộc Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) sẽ cho ra mắt một biến thể J-15 tiếp nhiên liệu trên không với trang bị đi kèm là thiết bị tiếp dầu UPAZ-1A, mặc dù số nhiêu liệu mà chiếc J-15 này có thể mang theo vẫn ít hơn so với máy bay tiếp nhiên liệu chuyên dụng.

11.2Theo như hình ảnh trên thì Trung Quốc đã lắp đặt lên chiếc J-15 số hiệu 556 thiết bị tiếp dầu trên không ở mấu treo giữa 2 cửa hút gió.

11.3Theo quan sát thì bị tiếp dầu này tương tự như pod tiếp dầu UPAZ-1A của Nga sản xuất nên thông số kỹ thuật của nó tương tự như loại UPAZ-1A của Nga.

11.4Pod tiếp dầu UPAZ-1A được thiết kế để trang bị cho các loại máy bay như Su-24, Su-27/30, MiG-29, máy bay IL-78, Tu-160...

11.5Pod tiếp dầu UPAZ-1A trang bị trên các loại máy bay như Su-24, Su-27/30, MiG-29 có khả năng tiếp được hơn 900l/phút, dây dẫn dài 26m, đường kính 52mm.

11.62 chiếc Su-27K đang tiếp dầu trên không từ pod tiếp dầu UPAZ-1A.

11.7Thiết bị tiếp dầu trên không cho J-15 sẽ là "cánh tay" nối dài cho tầm hoạt động của loại máy bay này.

11.8J-15 phiên bản tiếp dầu có thể dễ dàng cất và hạ cánh trên tàu sân bay cũng như có thể mang theo vũ khí tự vệ cho dù nhiên liệu mang theo sẽ ít hơn so với các máy bay chuyên tiếp dầu trên không.


Chuyên gia quân sự người Trung Quốc - Li Xiaojian cho biết, thiết bị tiếp nhiên liệu trên không UPAZ-1A do Nga phát triển có kích thước lớn hơn và nặng hơn so với thiết bị tương tự Mk.32 thường được không quân các nước Phương Tây sử dụng, tuy nhiên lợi thế của nó là có tốc độ tiếp nhiên liệu khá nhanh.

Một chiếc J-15 có thể mang theo tối đa 9,5 tấn nhiêu liệu và UPAZ-1A chỉ cần tới hơn 5 phút để hoàn tất quá trình tiếp nhiên liệu cho J-15, trong khi đó với Mk.32 sẽ là hơn 8 phút với số nhiên liệu tương tự.

Thiết bị tiếp nhiên liệu UPAZ-1A thường được Không quân Nga trang bị trên các loại máy bay như Su-24, Su-27, Su-30 và MiG-29, nó có khả năng tiếp được hơn 900 lít nhiên liệu/phút còn với đó là hệ thống dây dẫn dài 26m, theo Kiến thức.

Thanh Hà (Tổng hợp)

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.