Khu trục hạm USS John S. McCain.
Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam của quân đội Trung Quốc (PLA) hôm thứ Ba đã có hành động cảnh cáo tàu chiến Mỹ khi cáo buộc tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ "xâm phạm Biển Đông", khiến các nhà phân tích cho rằng PLA đã một lần nữa chứng tỏ quyền kiểm soát của mình đối với khu vực và khả năng bảo vệ cái mà nước này tự nhận là "chủ quyền ở khu vực".
Thượng tá Tian Junli, người phát ngôn của Chiến khu Nam, quân đội Trung Quốc, cáo buộc tàu khu trục USS John S. McCain của Mỹ đã "xâm phạm" vào cái mà ông này gọi là "vùng biển gần quần đảo Nam Sa" (đây là khu vực biển gần Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc đã chiếm đóng, xây dựng và quân sự hóa trái phép một số thực thể là các đảo san hô ở đây - PV) mà không được sự cho phép của chính phủ Trung Quốc".
Trong khi đó, Hoa Kỳ nhiều lần tuyên bố rằng tàu chiến, máy bay của quân đội nước này đã và sẽ tiếp tục đi, bay qua tất cả các khu vực mà luật pháp quốc tế cho phép.
Hoạt động của tàu chiến Mỹ diễn ra chỉ một ngày sau khi tàu sân bay Sơn Đông nội địa đầu tiên của Trung Quốc tiến vào Biển Đông để tập trận, cho thấy tâm lý sẵn sàng đối đầu của Mỹ, các nhà phân tích nhận định.
Thượng tá Trung Quốc Tian Junli lưu ý rằng, bộ chỉ huy quân đội Trung Quốc "luôn cảnh giác cao độ và sẽ kiên quyết. thực hiện các nhiệm vụ và sứ mệnh bảo vệ" cái mà Bắc Kinh tự nhận là "chủ quyền, an ninh quốc gia" cũng như hòa bình và ổn định ở khu vực.
Theo các nhà quan sát quân sự Trung Quốc, kể từ khi Bộ tư lệnh Chiến Khu Nam ra tuyên bố vào đầu giờ chiều thứ Ba, có nghĩa là các lực lượng chỉ huy của quân đội Trung Quốc sẽ phải phát hiện, theo dõi, xác định và cảnh báo tàu chiến Mỹ.
"Các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông đã trở thành thông lệ kể từ năm 2017, và bằng cách tiến hành một hoạt động mới vào thời điểm này, chính quyền Trump đang sử dụng tháng trước để khiến tổng thống đắc cử Joe Biden gặp nhiều rắc rối hơn ở Mỹ" - Chen Xiangmiao, một trợ lý nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Biển Đông, nói với tờ Thời báo Hoàn Cầu chiều 22/12.
Trên boong tàu sân bay Sơn Đông của Hải quân Trung Quốc.
Quân đội Mỹ đã tiến hành các hoạt động tương tự 9 lần trong năm 2020, thường xuyên nhất trong 5 năm qua, theo Tổ chức Nghiên cứu Tình hình Chiến lược Biển Đông, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Bắc Kinh.
Hôm thứ Hai, Hải quân PLA thông báo rằng nhóm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông đã đi qua eo biển Đài Loan và tiến vào Biển Đông để tập trận.
Tàu sân bay Sơn Đông dự kiến sẽ được triển khai thường trực và đóng căn cứ tại Tam Á, tỉnh Hải Nam ở miền Nam Trung Quốc, ngay trước cửa ngõ của Biển Đông ở phía Bắc.
Theo ông Chen Xiangmiao, vẫn chưa chắc chắn việc tàu chiến Mỹ hoạt động (gần Trường Sa - PV) có liên quan đến cuộc tập trận của tàu sân bay Sơn Đông hay không, nhưng việc tàu chiến Mỹ đến để thực hiện hành vi mà ông này gọi là "khiêu khích Trung Quốc" là điều không thể nghi ngờ.
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc hôm thứ Bảy vừa qua đưa tin, một tiểu đoàn trực thuộc Tập đoàn quân 79 của PLA đã tiến hành cuộc tập trận tấn công chính xác nhằm vào một mục tiêu trên biển đang di chuyển bằng hệ thống tên lửa phóng đa năng tầm xa PHL-03 lần đầu tiên.
Tờ Hoàn Cầu báo cho rằng, điều này có nghĩa là PLA hiện có khả năng thực hiện các hoạt động chống hạm chính xác bằng pháo tên lửa tầm xa và PLA sẽ tích hợp hơn nữa với các vũ khí quân sự khác trong các hoạt động chung, trang web Eastday.com có trụ sở tại Thượng Hải cho biết hôm thứ Hai.
Các nhà phân tích cho biết, các tàu chiến của nước ngoài hoạt động gần bờ biển, các đảo và đá ngầm (mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên Biển Đông) sẽ phải đối mặt với các cuộc tấn công phối hợp từ lực các lượng của PLA.
Các tàu nổi, tàu ngầm của Hải quân PLA, máy bay chiến đấu của Không quân PLA cũng như tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc đều được cho là có khả năng tác chiến mạnh trong vùng biển quan trọng mà Bắc Kinh muốn biến thành của riêng mình bất chấp sự phản đối của nhiều quốc gia cũng như vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận