Cờ của đảo Đài Loan |
Theo báo SCMP, các nhà phân tích am hiểu về vấn đề giữa hai eo biển Đài Loan nói rằng, giữa hai bên hiện đang có một sự khác biệt về sự đồng thuận năm 1992.
Trong khi xác định đây là nền tảng duy nhất cho các cuộc đàm phán với hòn đảo tự trị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng sự đồng thuận đạt được năm 1992 là thỏa thuận sơ bộ khẳng định hai bên eo biển Đài Loan thuộc về “Một Trung Quốc”.
Về phía Đài Bắc, ông Chen Ming-tung, người đứng đầu Hội đồng quan hệ đại lục của Đài Loan nói rằng, phiên bản của sự đồng thuận của ông Tập khác biệt rõ rệt so với bản đồng thuận trước đây do Bắc Kinh và Quốc Dân Đảng (KMT) ở Đài Loan thiết lập.
Phiên bản đồng thuận cũ mà Bắc Kinh soạn thảo cách đây 27 năm cho phép hai bên tiếp tục đàm phán miễn là cùng công nhận chỉ có một Trung Quốc. Sau này, quan điểm này được gọi là nguyên tắc “Một Trung Quốc”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình |
Nhưng theo quan điểm của Quốc Dân Đảng, sẽ không chỉ có một Trung Quốc: Hai bên eo biển có thể có cách giải thích riêng về những gì Trung Quốc đại diện. Điều đó có nghĩa là tồn tại song song Cộng hòa Trung Quốc là tên chính thức của hòn đảo và Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc là tên chính thức của đại lục.
Ông Chen, người đã nghiên cứu các vấn đề xuyên eo biển liên quan đến sự đồng thuận trong 2 thập kỷ qua, cho biết hai bên thực sự không có bất kỳ thỏa thuận đồng thuận hay thỏa thuận ngầm nào vào năm 1992.
Hai bên eo biển Đài Loan khi đó được đại diện bởi Quốc Dân Đảng và Bắc Kinh, đã tổ chức các cuộc hội đàm tại Hong Kong năm 1992 để thảo luận về việc chính thức công nhận các tài liệu đồng thuận, nhưng các cuộc đàm phán này bị cản trở bởi các tranh chấp chính trị gay gắt.
Theo ông Chen, phía Bắc Kinh đã không chấp nhận phiên bản đồng thuận mà KMT đưa ra và rời Hong Kong. KMT sau đó đã gửi phiên bản đồng thuận thứ hai đến Bắc Kinh, nhưng không nhận được phản hồi từ đại lục. Vì vậy, không có sự đồng thuận nào thực sự đạt được tại thời điểm đó.
Ngoài ra, ít nhất 2 cuốn sách, trong đó có 1 cuốn của ông trùm kinh doanh Đài Loan Koo Chen-fu, người cũng có mặt trong các cuộc đàm phán nêu trên, khẳng định rằng không có sự đồng thuận 1992.
Tới năm 2000, cựu Chủ tịch Hội đồng các vấn đề Đại lục Su Chi (người thuộc của Quốc dân đảng) đã bắt đầu sử dụng thuật ngữ “đồng thuận năm 1992” trong nỗ lực giúp tạo điều kiện cho nhà lãnh đạo Đài Loan Trần Thủy Biển (thuộc Đảng Dân Tiến- DPP) thỏa thuận với đại lục, ông Chen nói.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận