Trong quá trình nuôi dạy con cái, có nhiều bố mẹ bỗng thấy lạ lùng khi đứa con ngoan hiền của mình đột nhiên trở nên hung dữ, mất kiểm soát, nói không nghe, mắng cũng vô ích. Khi họ bất lực nói về những vấn đề của con mình, câu trả lời thường nhận được chỉ là "đã quá muộn".
Điều này là do họ đã bỏ lỡ thời điểm tốt nhất cho việc giáo dục tâm lý cho trẻ.
Vấn đề giáo dục trước năm 12 tuổi
Thỉnh thoảng, bạn sẽ bắt gặp những tin tức như thế này tại Trung Quốc: Cậu bé 12 tuổi tự tử vì bị mẹ mắng. Nữ sinh học lực xuất sắc vì bị giáo viên phê bình trước lớp mà nhảy lầu. Nam sinh bỏ nhà đi vì quá mê game hay nhảy lầu vì sợ bố mắng không làm xong bài tập về nhà…
Những bậc cha mẹ này có thể không biết rằng, hành vi của con cái họ có liên quan mật thiết đến phương pháp giáo dục của chính họ. Trong đó, yếu tố tâm lý cực kỳ quan trọng.
Khi một đứa trẻ manh nha có vấn đề về hành vi và tâm lý, nó thường biểu hiện như: Trốn học, nói dối, nghiện game, mâu thuẫn với cha mẹ, bỏ nhà đi, tự tử, đánh nhau gây thương tích, tham gia cướp giật. Tất cả những điều này thường xảy trong độ tuổi từ 12 đến 18.
Tuy nhiên, các vấn đề về hành vi và các vấn đề tâm lý liên quan ở lứa tuổi này đều bắt nguồn từ trước 12 tuổi. Và nó bắt nguồn từ cách nuôi dạy con cái của bố mẹ. Trong quá trình nuôi dạy con mình, bạn hãy suy ngẫm và trả lời những câu hỏi này.
- Bạn có dành thời gian đồng hành cùng con mình lớn lên không?
- Bạn có bao giờ kiên nhẫn ngồi lắng nghe, quan tâm tới những gì con mình nói chưa?
- Bạn có biết trong mỗi giai đoạn phát triển tâm lý của một đứa trẻ, bản thân là bố mẹ cần phải làm gì không?
Con cái thực sự rất cần sự bầu bạn của bố mẹ
Có một số bố mẹ vì bận rộn công việc nên phó thác việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái cho ông bà. Họ cho rằng, khi con cái đến tuổi đi học sẽ đón về chăm sóc thì sẽ thuận tiện hơn. Tuy nhiên, khi đón con về ở chung, họ nhận ra đưa trẻ không nghe lời mình chút nào, cứ như người xa lạ.
Lý do vì sao lại như vậy, câu trả lời rất đơn giản: Nguyên nhân của sự ghẻ lạnh mà con cái đối xử với bố mẹ ở tuổi mới lớn chính là sự thiếu sự gắn bó và thấu hiểu giữa 2 bên.
Một nghiên cứu tâm lý phát hiện ra rằng, khi trẻ được 1 tuổi, bất cứ khi nào một khuôn mặt quen thuộc xuất hiện lúc chúng đang cáu kỉnh, trẻ sẽ nhanh chóng vui vẻ và bình tĩnh trở lại. Sự gắn bó và an toàn này thường khiến trẻ cảm thấy rất thoải mái.
Nếu một con người không có sự thoả mãn về sự gắn bó trong thời gian dài, họ dễ bị rối loạn nhân cách, cáu kỉnh, nhạy cảm.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi (đặc biệt là dưới 1 tuổi), nên đảm bảo 1 hoặc 2 người chăm sóc cố định thay vì luôn thay đổi người chăm sóc.
Khi trẻ còn nhỏ (đặc biệt là trong vòng 1,5 tuổi), việc đáp ứng đầy đủ vật chất là không đủ. Bất kể đứa trẻ có phản ứng hay không và liệu chúng có thể hiểu được điều đó hay không, người chăm sóc phải thể hiện tình yêu thương qua sự quan tâm. Những lời thủ thỉ của bố mẹ lúc này sẽ khiến trẻ có cảm giác được yêu thương. Một trong những nền tảng quan trọng để trẻ hình thành tình yêu vô điều kiện với bố mẹ sau này, đó là giọng nói quen thuộc.
Bạn phải biết rằng, trong quá trình nuôi dạy con cái, trẻ sẽ học hỏi rất nhanh và sao chép hành vi, thái độ của những người thân trong gia đình. Người đóng vai trò quan trong trong những năm tháng đầu đơi của môt đứa trẻ chính là mẹ, sau đó là cha.
Ngoại hình của một người chủ yếu là do di truyền, nhưng tính cách và nhận thức hoàn toàn được quyết định bởi hành vi và cách dạy dỗ của bố mẹ và một số yếu tố môi trường tác động vào.
Vì vậy, để trẻ phát triển lành mạnh, bố mẹ phải trau dồi lời nói và hành vi của mình. Bố mẹ cần trở thành tấm gương trong gia đình, quan tâm nhiều tới con mình hơn đặc biệt là trong lứa tuổi dậy thì có nhiều tâm sinh lý thay đổi. Việc thận trọng trò chuyện một cách hợp lý sẽ giúp tránh những hành vi đáng tiếc xảy ra.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận