Kết quả "cuộc chiến" Trung - Nhật trên đất Thái
Đằng sau việc Trung Quốc trượt thầu dự án HSR (đường sắt cao tốc) ở Thái Lan hóa ra là rất nhiều điều thú vị.
Các dự án trị giá hàng chục tỷ USD này luôn là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Trong lúc cả hai nước đều tự hào về thế mạnh riêng khi nói tới HSR của mình thì điều này lại khiến Thái Lan rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Trung Quốc có thế mạnh về xây dựng và đã đưa ra một kế hoạch tương đối thuận lợi theo kinh nghiệm thu được sau các dự án của sáng kiến "Một vành đai, một con đường”.
Không những vậy người Trung Quốc còn đưa ra các điều kiện cấp vốn vay rất hấp dẫn với Thái Lan.
Nhưng người Nhật đã đánh bại Trung Quốc nhờ công nghệ Shinkansen nổi tiếng thế giới, giá bỏ thầu cực thấp và mối quan hệ hữu nghị sâu sắc với Thái Lan.
Ngoài ra việc lựa chọn Nhật Bản cũng sẽ giúp Thái Lan thu hút đầu tư từ các công ty và khách du lịch nước Đông Bắc Á này.
Với vai trò là đối tác thương mại quan trọng của Thái Lan, các công ty Nhật Bản cũng đang và sẽ đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế nước này.
Nước Đông Nam Á cũng hy vọng sẽ nhận được nhiều hỗ trợ tài chính và kỹ thuật hơn thông qua hợp tác với Nhật Bản, từ đó đạt được sự cân bằng toàn diện về lợi ích chính trị và kinh tế.
Quyết định của Thái Lan cho thấy các dự án hợp tác quốc tế không chỉ phụ thuộc vào công nghệ và giá cả mà còn đòi hỏi sự cân nhắc toàn diện về lợi ích văn hóa, lịch sử và kinh tế.
Điều này cũng cho thấy sự phức tạp của hợp tác quốc tế, nó vượt ra ngoài việc cạnh tranh thông thường trong kinh doanh và liên quan đến sự đánh đổi nhiều nhân tố toàn diện hơn.
"May mắn quá, ta đã trượt thầu"
Tuy nhiên việc người Nhật xây dựng HSR ở Thái Lan cũng có những thách thức thực sự.
HSR là biểu tượng cho trình độ xây dựng cơ sở hạ tầng và trình độ phát triển khoa học công nghệ của các quốc gia. Tuy nhiên, dự án này của Thái Lan đã trải qua nhiều lần "nhấc lên đặt xuống" và mỗi lần như vậy, chi phí lại tăng lên.
Cho tới nay tổng vốn đầu tư ước tính của dự án đã tăng từ 16 tỷ lên 20 tỷ USD.
Việc đội vốn này đến từ nhiều lý do, bao gồm sự không thống nhất giữa các bên về cách hiểu các điều khoản cụ thể của dự án, các vấn đề liên quan tới thu hồi đất, đánh giá tác động môi trường.
Nhưng quan trọng nhất là thời điểm dự án hoàn thành đã liên tục bị hoãn. Ban đầu nó được lên kế hoạch vào năm nay 2023 nhưng hiện tại rất khó dự đoán ngày chính xác.
Tất cả sẽ khiến Thái Lan đối mặt với các khó khăn về tài chính và làm ảnh hưởng tới kỳ vọng của công chúng với dự án.
Những bài học cho Trung Quốc
Kinh nghiệm thành công của Trung Quốc trong lĩnh vực HSR mang lại nền tảng vững chắc cho hợp tác quốc tế. Dù không thắng thầu lần này nhưng Trung Quốc vẫn giành được sự tôn trọng và công nhận.
Nhưng bài học đầu tiên là việc xây dựng HSR là sự phản ánh sức mạnh toàn diện của đất nước và dù kết quả cuối cùng là gì thì vẫn luôn có sự đánh đổi.
Và thực tế nói trên là bài học thứ hai về những thách thức mà Trung Quốc sẽ phải đối mặt trong các dự án HSR ở nước ngoài - đó không chỉ là vấn đề kỹ thuật và chi phí mà còn là chính trị, môi trường và xã hội.
Việc xây dựng HSR cũng cần xem xét toàn diện tới việc phát triển và phân bổ nguồn lực cho các khu vực dọc tuyến đường sắt.
Và bài học cuối cùng là trong hợp tác quốc tế, công nghệ chỉ là nền tảng và HSR không chỉ là một dự án mà còn là biểu hiện của văn hóa, hợp tác quốc tế.
Trên con đường dài này, Trung Quốc cần phải khiêm tốn và thận trọng, không ngừng tổng kết kinh nghiệm, tiếp tục tìm tòi với điều kiện của từng nước đối tác để tìm ra con đường hợp tác phù hợp nhất.
Và chính các công ty Trung Quốc cũng cần có thái độ hợp tác khiêm tốn và học hỏi lẫn nhau, giao tiếp hiệu quả với các đối tác và tích cực đáp ứng những mối quan tâm của nhau.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận