Đoàn xe viện trợ nhân đạo thứ tư đã được Nga gửi tới miền Đông Ukraine |
Người Mỹ thích truyền hình Nga
Các chuyên gia Mỹ và châu Âu thuộc Viện các vấn đề quốc tế Nhật Bản (JIIA) cho rằng, diễn biến quá nhanh tại Ukraine cùng với sự lấn lướt của truyền thông Nga đã làm cho truyền thông phương Tây rơi vào thế bị động, lúng túng. Tuy không tự nhận thất bại nhưng các kênh truyền thông của Mỹ, phương Tây đã vô tình thừa nhận sự yếu kém của mình trước Nga khi cho rằng, thời gian tới, tư tưởng chính trị chủ đạo của truyền thông Nhà nước Nga sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ, quan điểm của cộng đồng nói tiếng Nga trong không gian Xô-Viết trước đây. Họ đã bị bất ngờ về sự lớn mạnh và chuẩn bị kỹ càng của truyền thông Nga.
Hôm qua, Nga cho phép các quan chức thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và giới chức Ukraine kiểm tra các xe tải chở hàng nhân đạo tới Donetsk và Luhansk. Đây là đoàn xe thứ tư chuyển giao lương thực, thuốc men, nước uống cùng các vật liệu xây dựng cần thiết để khôi phục cơ sở hạ tầng tại các khu vực xảy ra xung đột. |
Nga đã xây dựng thành công bộ máy truyền thông khổng lồ như: Mạng lưới truyền hình RT (Russian Today), báo Rossiyskaya Gazeta, báo Russia Beyond the Headlines… đã giành được sự ủng hộ lớn đến bất ngờ ở các nước phương Tây. Năm 2013, RT đã trở thành kênh tin tức đầu tiên trong lịch sử cán mốc 1 tỷ lượt người xem trên Youtube và là kênh nước ngoài được xem nhiều thứ hai tại Mỹ, chỉ sau BBC World Service. Thậm chí, Nga đã chủ động cho khóa truy cập vào hàng chục trang web có liên quan đến hoạt động của các lực lượng cánh hữu tại Ukraine.
Truyền thông Mỹ, phương Tây không còn độc quyền như trước đây. Khi “thay mặt cộng đồng quốc tế” lên án hành động của Nga tại Ukraine, truyền thông phương Tây đã bị nhiều nước, trước hết là Trung Quốc, Ấn Độ cực lực phản đối và cho rằng, không thể coi quan điểm riêng của phương Tây là chung của cả thế giới. Ngoài ra, việc ít nhiều có sự chia rẽ quan điểm giữa giới chức lãnh đạo các nước phương Tây trong vấn đề Ukraine cũng phần nào tạo ra sự chia rẽ trong giới truyền thông phương Tây. Ngay tại nước Mỹ, khi các hãng truyền thông khu vực phía Đông (New York, Washington…) gọi Tổng thống Nga Putin là “Hitler mới” và coi Obama là “Thủ tướng Anh (Churchill) trong Chiến tranh Thế giới thứ hai”, thì truyền thông khu vực phía Tây lại ca ngợi Putin là thần tượng của khu vực này.
Tình báo kém cỏi
Một trong những sai lầm của Mỹ và phương Tây là đánh giá thấp công nghệ tình báo của Nga. Các cơ quan an ninh Nga luôn sử dụng loại máy tính Orbuch do Công ty Công nghệ định vị Nga nghiên cứu chế tạo. Đây là loại máy tính có sử dụng các thiết bị của Trung Quốc, nhưng được các nhà sản xuất Nga cài đặt kỹ lưỡng đối với những bộ phận có khả năng đánh cắp thông tin. Mỗi máy tính có một chứng chỉ an ninh, cho phép người dùng làm việc với thông tin mật trên máy. Máy tính này vận hành theo hệ điều hành của Nga, dựa trên nền tảng Linux, nhưng được cải tiến để đáp ứng các yêu cầu của Cơ quan An ninh Nga.
Các máy tính cũng được cài đặt hệ thống quản lí thư điện tử Clear Mail, không chỉ kiểm tra an ninh của người giao tiếp, mà còn kiểm soát cả nội dung. Với hệ thống này, người dùng không thể gửi thông tin cho người thứ ba, khiến tình báo Mỹ cũng buộc phải thừa nhận rằng họ rất khó đánh giá ý định của ông Putin. Dữ liệu tình báo vô cùng ít ỏi, ông Putin lại không sử dụng điện thoại di động nên hoạt động của Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) không có tác dụng. Mặt khác, Mỹ không thể sử dụng máy bay không người lái trên lãnh thổ Nga như ở các nước khác như: Pakistan, Yemen… Các chuyên gia tình báo Mỹ đã phải chua chát thừa nhận: “Chỉ còn cách trực tiếp gửi thư chính thức đến Điện Kremlin hỏi xem lãnh đạo Nga sắp có kế hoạch gì”.
Sự bất lực của tình báo đã gây ra những tranh luận gay gắt trong giới chức Mỹ. Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã ra lệnh xem xét lại việc phân tích thông tin tình báo trong sự kiện để “mất” Crimea và thừa nhận đây là một “thất bại của tình báo Mỹ”. Một số người đổ lỗi cho kẻ đào tẩu Edward Snowden đã tiết lộ thông tin về phương pháp thu thập tin tức tình báo của Mỹ, nên Nga đã có cách đề phòng. Một số khác lại cho là do “sự cố” cùng với sự yếu kém về nghệ thuật thu thập tin tình báo của Mỹ.
Nguyên Phong
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận