Anh Lưu, 36 tuổi, hiện đang cùng vợ mở và quản lý một nhà hàng lớn. Năm 16 tuổi anh đã ra ngoài học việc, ban đầu chỉ chạy việc vặt trong một nhà hàng ở Quảng Đông, nhờ làm việc chăm chỉ nên anh được thăng tiến thành trợ lý và chính thức đứng bếp năm 29 tuổi.
Nhà hàng của hai vợ chồng nằm ở khu phố ẩm thực thị trấn với tổng cộng 4 tầng, được trang trí đẹp mắt. Về căn bản hai người đã đầu tư toàn bộ số tiền tiết kiệm bao năm qua vào đây.
Khi nhà hàng mở cửa, họ mời rất nhiều bạn bè, người thân đến lễ khai trương, ai cũng dành lời khen nhà hàng khá hoành tráng nên hai vợ chồng rất vui và hạnh phúc.
Sau bao nhiêu năm vất vả, cuối cùng họ cũng có được sự nghiệp của riêng mình, sau này có thể ổn định cuộc sống.
Nhưng chỉ trong vòng sáu tháng, anh Lưu đã kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần vì nhà hàng có quá nhiều người quen đến dùng bữa.
Người cha tự hào vì con trai
Mỗi khi con cái đạt được thành tích nào đó, cha mẹ luôn thích khoe khoang về chúng. Cha của anh Lưu năm này gần 70 tuổi, rất tự hào về con trai.
Ông đã khoe với tất cả những người ông gặp: con trai tôi mở một nhà hàng ở thị trấn, có ai muốn tổ chức tiệc thì hãy đến đây và tôi sẽ giảm giá cho mọi người.
Thậm chí với một số họ hàng, bạn bè thân thiết, ông còn nói đến ăn không cần trả tiền, chỉ cần nêu tên là được.
Người cha có thể nói ra điều này vì thể diện nhưng chính nó lại gây tổn hại lớn cho anh Lưu.
Ảnh minh họa
Nhìn chung, mọi người người dân trong làng rất đáng kính. Tuy nhiên, vẫn có những người có đòi hỏi vô lý.
Trước hết là về việc tổ chức tiệc, dù không giảm giá thì anh Lưu cũng sẵn sàng mang đến những ưu đãi, quà tặng đặc biệt cho người quen.
Nhưng cha anh lại khoe là giảm giá 20%, tương đương với việc lỗ trực tiếp 20% lợi nhuận, sau khi trừ đi chi phí hoạt động, lợi nhuận ròng nhà hàng sẽ chẳng còn bao nhiêu.
Nhưng dù vậy, nhiều người vẫn không hài lòng và đòi hỏi được giảm giá nhiều hơn. Họ thường nói, họ đến đây dùng bữa là vì muốn ủng hộ anh, nếu không họ đã đến nơi khác.
Do đó, anh Lưu không chỉ nên giảm giá mà còn nợ họ một ân huệ.
Bài học đắt giá
Cứ như vậy, anh Lưu gắng gượng cho qua được một thời gian. Nhưng về lâu dài, anh lo sợ nhà hàng sẽ sớm đóng cửa, anh cũng không thể làm gì mọi người vì đều là hàng xóm láng giềng với nhau.
Nhiều người dần hình thành thói quen, luôn đến nhà hàng ăn để tiết kiệm túi tiền của mình rồi nói sẽ đưa tiền cho bố anh sau.
Anh quyết định đưa ra một chính sách, ai đến ăn phải báo trước, không trả tiền sẽ ghi sổ nợ và phải thanh toán trong hai tháng. Lúc này, mọi người lại kêu ca cho rằng anh keo kiệt, đem chuyện than thở với cha anh. Người cha trở nên tức giận, cho rằng anh Lưu như đang "tát" vào mặt mình, khiến cha không thể ngẩng cao đầu với dân làng.
Không thể chịu đựng được nữa, anh Lưu lấy sổ ghi chép ra đưa cho cha xem, trong đó ghi chi tiết tên từng người khách ở quê và số tiền còn nợ. Hơn 100.000 NDT (khoảng 334 triệu VNĐ) và đến giờ anh vẫn chưa lấy lại được một xu.
Ảnh minhh họa
Nhìn thấy những con số trên, người cha im lặng.
Anh nói tiếp, việc họ đến đây ăn không phải để ủng hộ nhà hàng mà chỉ nhằm lợi dụng, tìm kiếm lợi ích cho bản thân. Ở thời đại này, kiếm tiền không dễ, nếu tiếp tục thì nhà hàng sẽ sớm đóng cửa.
Nói xong những lời này, mắt người cha đỏ ửng, ông xấu hổ nói: "Bố sai rồi, lẽ ra bố không nên đưa mọi người đến đây, từ nay về sau, bố sẽ không bao giờ tùy tiện nói ra những lời đó trước mặt người ngoài.".
Anh Lưu an ủi cha và qua chuyện này, anh cũng tích lũy được một bài học trong kinh doanh: trên thương trường khó khăn, đôi khi bạn phải thật cứng rắn, thậm chí là tàn nhẫn, nếu không sẽ luôn có người lợi dụng bạn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận