Nghị định 53/2020 thay thế Nghị định số 154/2016 vừa được Chính phủ ban hành quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, nước thải từ cơ sở phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu được xếp vào nhóm nước thải công nghiệp.
Nghị định này có hiệu lực từ 1/7/2020 quy định rõ, mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp năm 2020 vẫn áp dụng mức phí 1,5 triệu đồng/năm.
Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2021 trở đi, cơ sở có tổng lượng nước thải công nghiệp trung bình trong năm từ 10 đến dưới 20 m3/ngày sẽ áp dụng mức phí 4 triệu đồng/năm; Từ 5 đến dưới 10 m3/ngày là 3 triệu đồng/năm; Mức dưới 5 m3/ngày là 2,5 triệu đồng/năm.
Như vậy, từ năm 2021, các cơ sở phá dỡ tàu cũ sẽ phải đóng mức phí bảo vệ môi trường cố định tăng từ 1,67 - 2,67 lần so với mức phí cũ (tùy vào lượng nước thải trung bình trong năm).
Đối với cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 20 m3/ngày trở lên sẽ phải nộp mức phí cố định 1,5 triệu đồng/năm (từ năm 2021 là 4 triệu đồng) cộng với mức phí biến đổi tính theo tổng lượng nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm của từng chất có trong nước thải và mức thu đối với mỗi chất theo khung phí quy định.
Về hình thức nộp phí, đối với cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm tính phí từ 20 m3/ngày trở lên, hàng quý, chậm nhất là ngày 20 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo, người nộp phí kê khai phí theo mẫu với tổ chức thu phí và nộp phí vào tài khoản tạm thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của tổ chức thu phí.
“Đối với cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 20 m3/ngày, người nộp phí thực hiện kê khai phí một lần với tổ chức thu phí khi mới bắt đầu hoạt động. Thời gian khai chậm nhất là ngày 20 tháng liền sau tháng bắt đầu hoạt động”, Nghị định 53/2020 nêu rõ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận