Trụ sở Uber và Grab tại Singapore |
Theo Reuters, hãng Grab sẽ tiếp nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại thị trường Đông Nam Á (bao gồm Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) và tích hợp các dịch vụ này vào nền tảng công nghệ tài chính và di chuyển đa phương thức của Grab.
Đổi lại, Uber sẽ có nhận được 27.5% cổ phần trong Grab, con số tương ứng với thị phần hiện nay của Uber tại khu vực. Điều này đánh dấu sự rút lui thứ hai của công ty công nghệ Mỹ từ thị trường châu Á.
Theo thỏa thuận, CEO của Uber, ông Dara Khosrowshahi, sẽ tham gia vào ban lãnh đạo của Grab.
Thỏa thuận này là sự hợp nhất lớn đầu tiên của lĩnh vực đặt xe công nghệ ở Đông Nam Á, nơi có khoảng 640 triệu dân và gây sức ép lên dịch vụ phần mềm Go-Jek của Indonesia, được phát triển bởi Google và Tencent Holdings Ltd của Trung Quốc.
Việc Uber rút lui khỏi thị trường Đông Nam Á, đồng nghĩa với việc Grab gần như độc quyền trong lĩnh vực này tại Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác.
SoftBank đều giữ ghế hội đồng quản trị tại cả hai hãng, việc nhà đầu tư lớn từ Nhật Bản muốn hợp nhất Grab và Uber Đông Nam Á là một chiến lược tránh những phí tổn không cần thiết trong cuộc chiến “gà nhà đánh nhau”. Tập đoàn tài chính đến từ Nhật Bản cho rằng Uber nên tập trung vào việc củng cố thị trường truyền thống tại Mỹ và châu Âu.
Năm 2016, Uber đã chuyển các hoạt động của mình tại Trung Quốc sang cho đối thủ Didi Chuxing, kết thúc cuộc chiến tốn kém với Didi và định vị lại các nguồn lực để giành thị phần tại các thị trường Đông Nam Á đang phát triển.
Grab cũng cho biết hiện đang được hỗ trợ bởi hai doanh nghiệp khác trên thế giới trong lĩnh vực đặt xe công nghệ (Didi Chuxing và Uber) và nhà đầu tư lớn từ Nhật Bản Softbank. Cả ba doanh nghiệp này đều đang có cổ phần tại Grab và cam kết sẽ tiếp tục tại Đông Nam Á.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận