Thuật toán linh hoạt này có thể phản ứng gần như ngay lập tức đối với sự thay đổi trong hành vi và trạng thái của tài xế.
Thông tin được tiếp nhận sau đó có thể được tích hợp vào các hệ thống tính năng trong xe như giải trí, cũng như truyền tới thiết bị định hướng, màn hình, hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến (ADAS) và các hệ thống khác.
Sau đó, mọi tương tác giữa người lái và phương tiện đều có thể được tùy chỉnh để ưu tiên sự an toàn và nâng cao trải nghiệm người dùng, mang lại khả năng tương tác giữa người và hệ thống thông báo.
Tiến sĩ Bashar Ahmad, làm việc tại Đại học Cambridge cho biết: "Xe hơi có thể cung cấp ngày càng nhiều thông tin cho tài xế. Tuy nhiên, với yêu cầu đảm bảo an toàn ngày càng tăng lên, thì đây lại là một yếu tố có nguy cơ tiềm tàng lớn đối với an toàn đường bộ".
Trạng thái của tài xế khi tham gia giao thông có thể thay đổi thường xuyên. Việc lái xe ở một cung đường xa lạ, trong giao thông đông đúc hoặc điều kiện thời tiết xấu sẽ đòi hỏi người lái xe tập trung cao độ.
Do đó, trong trường hợp này nếu có thông báo về một tin nhắn hay cuộc gọi trên màn hình hiển thị xuất hiện sẽ dễ gây sao nhãng cho tài xế, dẫn đến những nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Hiện tại, thuật toán để đo lường trạng thái của người lái xe sử dụng thiết bị theo dõi ánh mắt và dữ liệu sinh trắc học từ máy đo nhịp tim, tuy nhiên các nhà nghiên cứu của Cambridge muốn phát triển một phương pháp có thể thực hiện điều này bằng cách sử dụng thông tin có sẵn trên bất cứ chiếc ô tô nào, đặc biệt là các tín hiệu hiệu suất lái xe như như dữ liệu lái, tăng tốc và phanh.
Những dữ liệu đó có thể sử dụng và hợp nhất các luồng dữ liệu không đồng bộ khác nhau có tốc độ cập nhật khác nhau, bao gồm cả các cảm biến sinh trắc học để hệ thống vận hành một cách hiệu quả hơn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận