Bị cáo Đinh Ngọc Hệ tức Út "trọc" tại toà
Út “trọc” tin tưởng, giao hết cho bị cáo Phạm Văn Diệt
Ngày 15/12, TADN TP.HCM tiếp tục phiên xét xử vụ sai phạm xảy ra tại đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương gây thất thoát của Nhà nước 725 tỉ đồng. Phiên toà tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo.
Sau khi xét hỏi các bị cáo là thành viên công ty Công ty Yên Khánh (công ty trúng thầu thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - PV), HĐXX gọi tên bị cáo Đinh Ngọc Hệ tức Út “trọc”, cựu Phó tổng giám đốc công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng)
Vừa đứng dậy, bị cáo Hệ xin được trình bày một phút. Bị cáo Hệ cho rằng, cáo trạng truy tố mình không đúng… chỉ đúng bị cáo Vũ Thị Hoan là cháu của mình; lời khai của Vũ Thị Hoan (cháu gọi Hệ là cậu ruột), Phạm Văn Diệt (Tổng giám đốc điều hành Công ty Yên Khánh, do Hệ thành lập) cũng không đúng.
Cụ thể, cháu Vũ Thị Hoan tại công ty cũng phải nghe chỉ đạo từ bị cáo Phạm Văn Diệt và ban pháp chế. Tương tự như Công ty Yên Khánh, thì tại công ty Khánh An, con của vợ cũ đứng tên nhưng cũng phải nghe theo chỉ đạo của Diệt.
“Bị cáo coi trên VTV biết Tổng công ty Cửu Long tổ chức bán đấu giá quyền thu phí với giá khởi điểm 2004 tỉ đồng. Từ đó, bị cáo tìm hiểu để tham gia và nói Diệt thực hiện. Bị cáo không thông qua ông Thăng. Bị cáo cũng chỉ đến Công ty Cửu Long một lần cùng Diệt là duy nhất. Sau đó Diệt toàn quyềt quyết định nhưng phải đúng quy định pháp luật. Chứ bị cáo hoàn toàn không nhờ ông Đinh La Thăng giới thiệu với Dương Tuấn Minh - Tổng giám đốc Công ty Cửu Long - đơn vị quản lý cao tốc, thuộc Bộ GTVT để đấu giá thu phí cao tốc...", Hệ nói
Liên quan đến giấy tờ hồ sơ làm khống tại 2 công ty Yên Khánh và Khánh An, Hệ cho rằng bản thân nói Diệt tìm hiểu công ty Cửu Long để tham gia đấu giá, yêu cầu trả đúng giá. Việc Phạm Văn Diệt (Tổng giám đốc điều hành Công ty Yên Khánh) làm hồ sơ giả của Công ty Yên Khánh và Khánh An, bị cáo không biết. Sau khi trúng thầu đã giao cho bị cáo giao hết hai công ty này cho Diệt nên cũng không biết lỗ hay lãi.
"Bị cáo khai vậy mọi người nghe được không? Mục đích bị cáo thành lập công ty để làm gì mà để người khác quản lý hết, lợi nhuận không biết?" HĐXX ngắt lời.
"Trước đây bị cáo giao công việc cho một người cháu rể, người cháu này khi ra làm riêng có nói anh Diệt làm việc rất tốt, thật thà nên bị cáo tin tưởng giao lại tất cả công việc cho anh Diệt, còn bị cáo chỉ quản lý cái chung. Lương của Diệt do bị cáo quyết định", Hệ giãi bày.
Người viết bán phần mềm: “Bị cáo không biết mục đích là để làm giảm doanh thu”
Tại phiên toà chiều, HĐXX cũng yêu cầu bị cáo Nguyễn Xuân Hiền (Giám đốc Công ty Xuân Phi - đơn vị cung cấp phần mềm gian lận thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương) xét hỏi.
Tại toà, Hiền cho rằng cáo trạng có một số nội dung trong không đúng. Khi mua phần mềm, người phụ trách tại Công ty Yên Khánh đã nói dối về mục đích sử dụng. Bản thân bị cáo làm kinh doanh, thấy công việc viết phần mầm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng thì làm. Bị cáo chỉ là người được thuê. Chứ không biết mục đích.
“Tổng cộng bị cáo viết 3 lần. Lần một để phục vụ đổi số seri cho vé, lần hai là phân tích số liệu mà bị cao đưa cho được biết là số liệu nội bộ công ty. Và bị cáo được yêu cầu dời số liệu máy chủ, bị cáo chỉ nhận công đoạn xóa số liệu. Tất cả những lần làm việc, bị cáo làm việc với nhân viên trong công ty. Bị cáo không có chủ đích bán phần mềm để giảm doanh thu phí cao tốc”, bị cáo Hiền khai.
Ngày mai tòa tiếp tục làm việc.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận