20 triệu liều vaccine Covid-19 cho trẻ về Việt Nam vào cuối năm
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long có cuộc làm việc trực tuyến với ông John Paul Pullicino, Tổng giám đốc Công ty TNHH Pfizer Việt Nam.
Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em góp phần hoàn thiện lá chắn miễn dịch cộng đồng (Ảnh minh họa)
Tại cuộc họp, Bộ Y tế đã thỏa thuận, đàm phán ban đầu với Pfizer về việc cung ứng, bổ sung cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine phòng Covid-19 để tiêm chủng cho trẻ em từ 12 - 18 tuổi, với dự kiến sẽ về trong quý IV/2021. Hiện, Việt Nam có khoảng 9 triệu trẻ em trong độ tuổi này.
Trước thông tin này, nhiều phụ huynh khấp khởi mừng vì nếu được tiêm vaccine, con mình sẽ được bảo vệ trước đại dịch Covid-19 đang hoành hành.
Chị Vũ Thanh Lan (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, gia đình chị có 5 người, hai người lớn là vợ chồng chị đã được tiêm mũi 1 vaccine phòng Covid-19 theo tiêu chuẩn của cơ quan.
“Chúng tôi luôn cố gắng thực hiện theo đúng “5K” nhưng thật sự vẫn không khỏi lo lắng cho các con khi dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, dễ lây lan như hiện nay. Hơn nữa hàng ngày tiếp nhận thông tin nhiều em nhỏ lây nhiễm bệnh, rất sốt ruột. Nếu có vaccine phòng Covid-19 tiêm cho trẻ thì tốt quá. Chúng tôi đồng ý đăng ký cho con tiêm ngay nếu có”, chị Lan nói.
Cũng khá vui mừng khi biết dự kiến sẽ có nguồn vaccine phòng Covid-19 cho trẻ nhỏ, nhưng anh Nguyễn Quang Doanh (Ba Đình, Hà Nội) có phần băn khoăn: “Cá nhân mình cũng đang đợi đến lượt để tiêm vaccine Covid-19 nhưng qua nhiều bạn bè đã tiêm thì thấy rằng phản ứng phụ sau tiêm khá căng thẳng. Có người vốn mạnh khỏe mà lết bết 2-3 ngày vì đau đầu, buồn nôn và nhức mỏi… Khi tiêm vaccine cho trẻ lại càng lo”.
Chia sẻ về vaccine cho trẻ em, đại diện Bộ Y tế cho biết, loại vaccine của Pfizer dành cho trẻ em không khác gì vaccine dành cho người lớn. Đây là một trong số ít vaccine ngừa Covid-19 có chỉ định sử dụng cho trẻ em từ 12 tuổi.
Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho nhóm trẻ và vị thành niên từ 12-18 tuổi thực hiện từ tháng 7/2020 do Pfizer tổ chức tại Mỹ cho thấy hiệu quả bảo vệ cao và an toàn, từ đó nhóm tuổi này cũng được phê duyệt để đưa vào triển khai tiêm nhằm sớm mở cửa trường học.
Trên cơ sở thành công đó, nghiên cứu mở rộng cho trẻ từ 6 tháng tới 11 tuổi từ tháng 3/2021 cũng đang được chuẩn bị thực hiện.
Hoàn thiện lá chắn miễn dịch cộng đồng
Chia sẻ về vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em, BS. Nguyễn Thiện Hải, Trung tâm Y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới trẻ em, BV Nhi Trung ương cho biết: “Khi vaccine phòng Covid-19 dành cho trẻ em đã được các tổ chức y tế uy tín công nhận về tính an toàn và hiệu quả thì phụ huynh có thể yên tâm để trẻ tiêm phòng vaccine. Việc tổ chức tiêm vaccine Covid-19 không có gì khác biệt so với tiêm các loại vaccine khác như đã từng thực hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, do đây là loại vaccine mới nên trước khi được nhập về Việt Nam, cơ quan y tế sẽ có những thống nhất hướng dẫn chi tiết nhằm đảm bảo an toàn tiêm chủng cao nhất”.
Tương tự, TS. BS. Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, so với người lớn, tỷ lệ trẻ em mắc Covid-19 thấp, triệu chứng phần lớn là nhẹ.
Tuy nhiên, trẻ em cũng đóng góp vào chuỗi lây truyền, nếu mắc cũng là nguồn lây cho người khác, nhất là trong bối cảnh lây nhiễm mạnh mẽ của chủng Delta, nên trẻ em cũng là đối tượng phải được bảo vệ.
“Chúng ta nghĩ đến mục tiêu vaccine cho trẻ em là để giảm khả năng đào thải virus của trẻ em, để không gây nhiễm cho người khác. Còn về mặt lâm sàng, triệu chứng trẻ em nhẹ nhàng không nặng nề như người lớn”, TS. Thái nhấn mạnh.
Theo BS. Nguyễn Thiện Hải, việc tiêm vaccine cho trẻ nhỏ rất quan trọng, sẽ giúp chúng ta không tiếp tục phải đưa ra các quyết định đóng cửa trường học, làm gián đoạn việc học tập vì dịch bùng phát như các đợt dịch vừa qua.
“Cùng với mục tiêu phủ rộng tiêm phòng vaccine Covid-19 tới 70% dân số, trẻ cần được tiếp cận sớm với vaccine phòng Covid-19 để góp phần hoàn thiện lá chắn miễn dịch cộng đồng. Khi đã có vaccine phù hợp, trẻ em sẽ được tiêm trong hệ thống tiêm chủng mở rộng dưới dạng các chiến dịch tại trường học và ưu tiên cho các vùng có dịch để bảo đảm khống chế triệt để dịch bệnh”, BS. Hải nói.
Thanh toán điện tử đạt khoảng 15%
Theo Phòng Tài chính, Cục Đăng kiểm VN, quy định hiện nay cho phép các trung tâm đăng kiểm thu phí, lệ phí đăng kiểm và phí sử dụng đường bộ bằng các hình thức tiền mặt, quẹt thẻ POS, chuyển khoản, ví điện tử… Tuy vậy, do phát sinh về việc trả phí cho ngân hàng nên chưa phổ biến, đến nay mới có khoảng 15% giao dịch điện tử.
Hiện, Cục Đăng kiểm VN đang nghiên cứu mở rộng phương thức thanh toán để khuyến khích, thúc đẩy thanh toán điện tử tại các trung tâm đăng kiểm.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận