Vacine nào thay thế vaccin 5 trong 1 "nhiều tai tiếng" Quinvaxem? |
Liên quan đến việc dừng vaccine "nhiều tai tiếng" Quinvaxem, chiều ngày 16/4, đại diện Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương đã đã công bố lọai vaccine mới thay thế. PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, vaccine thay thế đó có tên ComBe Five, sản xuất tại Ấn Độ, phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Đây đều là các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao. Quy cách đóng lọ, bảo quản, lịch tiêm của vaccine ComBe Five giống với Quinvaxem. Điểm khác của vaccine chỉ là dùng tên thương mại khác nhau.
Ông Dương khẳng định: "Tính an toàn và hiệu quả của vaccine ComBe Five do Ấn Độ cung cấp tương tự như các vaccine 5 trong 1 Quinvaxem. Vaccine này đã đạt thẩm định của WHO năm 2012, và đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam ngày 30/5/2017. Trên thế giới, vaccine ComBe Five đã có trên 400 triệu liều trên 43 quốc gia".
Trước đó, vaccine ComBe Five đã được sử dụng tại 4 địa phương huyện của tỉnh Hà Nam trong năm 2016 chỉ ghi nhận một số phản ứng thông thường xuất hiện vào ngày tiêm đầu tiên như sau: phản ứng đau tại chỗ quầng đỏ tỉ lệ 5-15%, tỷ lệ sốt 34- 39%, không ghi nhận bất kỳ phản ứng nghiêm trọng sau tiêm.
Dự kiến vaccine ComBe Five sẽ được triển khai trên toàn quốc trong tháng 6 và 7 năm 2018. Theo đó, lịch tiêm chủng sẽ không có sự thay đổi so với vaccine Quinvaxem, trẻ dưới 1 tuổi cần được tiêm đủ 3 mũi vào thời điểm 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi.
"Với trường hợp trẻ đã được tiêm 1 hoặc 2 mũi vaccine Quinvaxem sẽ tiếp tục sử dụng vaccine ComBe Five cho các mũi tiêm tiếp theo. Bộ Y tế cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh tiếp tục đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, để đề phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm", ông Dương cho biết.
Bên cạnh đó, trong chương trình TCMR 2018 cũng chuyển đổi loại vaccine sởi- Rubella (do VN sản xuất) thay vì vaccine nhập khẩu và vaccine bại liệt đường tiêm IPV thay vì vaccine bại liệt đường uống bOPV.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận