Văn khấn và những lưu ý khi cúng Thần Tài để cả năm tài lộc, thịnh vượng. (Ảnh minh họa). |
Văn khấn và lễ vật khi cúng Thần Tài
Thần Tài là vị thần cai quản những công việc liên quan đến tiền bạc và của cải. Theo quan niệm dân gian, Thần Tài mang của cải cho mỗi gia đình. Chính vì thế nhiều gia đình, đặc biệt là những người tham gia vào lĩnh vực buôn bán, kinh doanh đều thờ cúng Thần Tài với mong muốn có được nhiều tiền bạc, cuộc sống sung túc, dư dả tiền bạc.
Ngoài ngày vía chính của Thần Tài là ngày mùng 10 Tết, thì vào ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch, cùng với bàn thờ Tổ tiên và các bàn thờ khác trong nhà, hoặc vào ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng, mọi người thường cúng Thần Tài để trả lễ khi gặp vận hên tài lộc.
Lễ cúng Thần Tài, Thổ Địa phải chăm chút cho thật kỹ và có thể dùng đồ mặn và cũng có thể dùng đồ chay. Trong đó, lễ cúng nửa năm đầu là đồ mặn, từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm là đồ chay.
Lễ cúng mặn từ tháng 1 âm lịch đến tháng 6 âm lịch: 1 bình bông, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu, gạo, muối hột để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.
Lễ cúng chay từ tháng 7 âm lịch đến tháng 12 âm lịch: 1 bình bông, 1 đĩa ngũ quả, 1 bộ giấy tiền vàng, chum nước, gạo, muối hột, bánh chay như bánh tét, bánh ngọt…
Bàn thờ Thần Tài gồm những gì?
Khi bài biện bàn thờ Thần Tài cần lưu ý những thứ không thể thiếu sau:
- Tượng ông Thần Tài đặt bên trái, tượng ông Thổ Địa đặt bên phải (hoặc bài vị).
- Một bát hương đặt ở giữa bàn thờ.
- Lọ hoa đặt bên tay phải. Hoa cúng nên là hoa cúc, hoa đồng tiền hoặc hoa hồng.
- Đĩa quả tươi đặt bên tay phải. Chuẩn bị 5 loại trái cây khác nhau.
- Chén nước.
- Đèn hoặc nến.
- Đĩa bày đồ lễ.
Bàn thờ Thần Tài đặt ở vị trí sáng sủa, có ánh sáng tự nhiên là tốt nhất. Nếu bàn thờ tối thì có thể thắp thêm đèn cho sáng. Bên cạnh bàn thờ, để tăng thêm những linh khí tốt đẹp, bạn có thể đặt một chậu cây xanh tốt quanh năm. Trong đó bạn nên chọn loại cây được trồng trên đấy, không nên chọn loại cây trồng trong nước.
Bài văn khấn trong ngày cúng vía Thần Tài (tham khảo)
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
- Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là……………………………..Tuổi…………............................... Ngụ tại……………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày……..tháng……..năm…………..(âm lịch).
Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quản và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thân.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Những điều cần lưu ý khi cúng Thần Tài
- Việc cúng Thần Tài nói chung và đọc văn khấn Thần Tài nói riêng dựa trên lòng thành của chủ nhà. Tùy thuộc vào mong muốn, mục đích của mình, chủ nhân có thể kêu cầu những điều cần thiết.
- Mỗi ngày bạn hoàn toàn có thể thắp hương Thần Tài vào buổi sáng hoặc chiều tối khoảng 6 - 7 giờ và mỗi lần nhớ là nên đốt 5 nén nhang.
- Hàng tháng phải lau bàn thờ và tắm cho ông Thần Tài một lần. Cũng có một số nơi tắm cho ông vào ngày 14 Âm lịch. Khi tắm cho tượng phải pha rượu vào nước hoặc dùng nước lá bưởi. Khăn lau sạch sẽ, chỉ dùng với mục đích lau ban, không dùng cho việc khác.
- Tránh chó mèo quậy phá hoặc làm ô uế ở nơi thờ Thần Tài sẽ không tốt cho công việc của bạn.
- Vàng mã đốt ở ngoài, còn rượu vào nước đứng ở cửa tưới vào nhà mang ý nghĩa đem nhiều lộc vào ngôi nhà của bạn.
- Bánh trái cây sau khi thụ lộc chỉ dùng người trong nhà dùng, không cho người ngoài.
Xem thêm video:
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận