Vẫn nóng chuyện “đèn vàng, đèn đỏ” |
Giải thích vì sao Nghị định 46 sửa nội dung quy định về chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thành hai hành vi là vượt đèn đỏ và vượt đèn vàng của Nghị định 171, ông Tùng cho biết, các thành viên Ban soạn thảo Nghị định 46 thống nhất nhận định quy định cũ khiến nhiều người thấy đèn vàng đáng nhẽ giảm tốc độ thì lại tăng tốc để vượt qua giao lộ, nếu có bị phạt cũng lỗi rất nhẹ. Theo ông Tùng, đây là hành vi rất nguy hiểm. Khi người đi phía trước tăng tốc độ kéo theo những người đi phía sau cũng tăng tốc theo. Trong trường hợp người đi đầu không vượt được đèn đỏ, phanh gấp, những người đi phía sau sẽ không phanh kịp, dễ xảy ra va chạm kiểu “dồn toa”.
Trước lý giải này, bạn đọc Hoàng Tùng cho rằng: “Nếu người đi đường giảm tốc độ và chủ động phanh khi thấy đèn vàng, không vượt đèn vàng vì bị phạt nặng thì sẽ giảm bớt tình huống xung đột tại giao lộ như phân tích ở trên”.
Bạn đọc Thế Song phân tích, rất nhiều ý kiến phản đối phạt vượt đèn vàng như đèn đỏ là bởi luôn nghĩ đèn vàng được đi bình thường. Đây là sai lầm nghiêm trọng. Trong Luật GTĐB, đèn vàng là phải đi chậm lại, dừng nếu xe chưa qua vạch dành cho người đi bộ. Nếu lỡ qua thì phải nhanh chóng vượt qua giao lộ nếu thấy an toàn và không gây cản trở cho các phương tiện khác.
Trong khi đó, bạn đọc Quân Hoàng đề xuất: “Bỏ phạt đèn vàng, chỉ phạt xe đã vào giao lộ khi đèn đỏ. Như vậy, thấy đèn vàng còn ít giây thì đừng dại đi vào nếu không sẽ vướng đèn đỏ và ăn phạt nặng. Xe đã vào khu vực giao cắt mà đèn đỏ thì không cãi CSGT được”.
Nhiều ý kiến bình luận dưới bài viết đề nghị các cơ quan chức năng, báo đài tăng cường tuyên truyền lái xe làm chủ tốc độ khi qua ngã tư, ngã năm… vì nếu người đi trước thấy đèn vàng phanh gấp lại, rất dễ bị người đi sau vẫn đang đi tốc độ nhanh, thiếu quan sát đâm phải.
>>> Xem thêm video
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận