|
Khách nườm nượp về làng cổ Phước Tích khám phá Hương xưa làng cổ dịp Festival Huế 2018
|
Làng cổ Phước Tích nằm bên dòng sông Ô Lâu xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên- Huế) nổi danh với nghề làm gốm truyền thống. Ngoài những vật dụng bình dị gắn với đời sống người nông dân, những om đất từ ngôi làng cổ Phước Tích đã từng được tiến cúng lên triều đình nhà Nguyễn để nấu cơm niêu tiến vua (om Ngự).
Theo sử sách, làng cổ Phước Tích được khởi dựng từ khoảng những năm 1470, dưới thời vua Lê Thánh Tông. Ngôi làng hút khách bởi vẻ đẹp yên bình, cổ kính với cây xanh rợp bóng những mái nhà rường cổ trên 500 tuổi, cùng những phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa đặc trưng. Đây cũng là ngôi làng cổ thứ 2 của Việt Nam được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia sau làng cổ Đường Lâm (Hà Nội).
Ông Nguyễn Văn Bình, Phó chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết, Lễ hội “Hương xưa làng cổ” trong khuôn khổ lễ hội Festival Huế 2018 có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian như Lễ tế Kỳ phước, Lễ hội Cờ chòi, đua ghe, thi đấu bóng đá, bóng chuyền, kéo co... Bên cạnh đó, du khách được tham quan làng nghề và xem quảng diễn nghề truyền thống gốm Phước Tích, Điêu khắc mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên, đệm bàng Phò Trạch, lưới Vân Trình; triển lãm ảnh giới thiệu về mảnh đất và con người Phong Điền…
|
Đường vào làng cổ Phước tích được lát gạch dưới những hàng cây xanh rợp bóng mát
|
|
Làng cổ Phước Tích nổi danh với nghề gốm truyền thống
|
|
Cùng những ngôi nhà rường cổ trên 500 tuổi
|
|
Phước Tích là ngôi làng cổ thứ 2 của Việt Nam được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia sau làng cổ Đường Lâm
|
|
Thời trước, cả làng Phước tích có hơn chục lò gốm suốt ngày đêm đỏ lửa, cho ra những sản phẩm gốm nổi tiếng. Đặc biệt, những om đất từ ngôi làng cổ Phước Tích đã từng được tiến cúng lên triều đình nhà Nguyễn để nấu cơm niêu tiến vua (om Ngự)
|
|
Suốt mấy trăm năm tồn tại, nghề gốm đã gắn kết chặt chẽ với cư dân trong làng và trở thành thương hiệu vang tiếng. Khoảng năm 1900 - 1968 lò gốm ở Phước Tích tạm thời dừng hoạt động do chiến tranh...
|
|
Từ sau năm 1975, sự xuất hiện của đồ gốm với nhiều mẫu mã bắt mắt và đồ nhựa đã khiến gốm cổ Phước Tích không còn khả năng cạnh tranh. Năm 1989, gốm Phước Tích chính thức tắt lửa
|
|
Những năm gầy đây, trong các kỳ Festival Huế, gốm Phước Tích được giới thiệu thông qua các hoạt động triển lãm gốm truyền thống và lễ hội “Hương xưa làng cổ Phước Tích” thu hút sự chú ý của đông đảo du khách trong và ngoài nước. Nhờ đó, nghề gốm Phước tích đã được hồi sinh
|
|
Sản phẩm gốm truyền thống Phước Tích được làm thủ công với 2 kiểu lò chính. Lò ngửa có mặt bằng chữ nhật có kích thước lòng lò khoảng 1,8 x 1,4m. Lò sấp (lò Cóc) có hình bầu dục, với 2 đầu thót lại, thân giữa phình rộng; cửa lò hình vòm cuốn, cao khoảng 70cm
|
|
Tùy theo loại hình sản phẩm mà người thợ sử dụng lò đốt cho phù hợp. Dụng cụ làm gốm xưa khá đơn giản, chỉ gồm nề đất, bàn chuốt, bàn xên, hoàn toàn bằng thủ công
|
|
Du khách lưu lại khoảnh khắc về Phước Tích khám phá "Hương xưa làng cổ" dịp Festival Huế 2018
|
|
Mỗi nhà rường cổ ở Phước Tích đều có khu vườn rộng chừng 1.000 - 1.500m2, trồng các loại cây ăn trái theo mùa. Bao quanh ngôi nhà và lối vào, đều có hàng rào trồng chè tàu, cắt tỉa thẳng tắp…
|
|
Trong đó, ngôi nhà ông Lương Thanh Phong được xây dựng năm 1907, 1908, gồm 1 nhà chính và 1 nhà ngang được dựng trên khuôn viên 853m2. Nhà chính kiến trúc 3 gian, 2 chái, các đầu kèo được chạm khắc tinh xảo. Phía trước 3 gian giữa lắp cửa đi kiểu thượng song hạ bản…
|
|
Không chỉ các đầu kèo được chạm khắc tinh xảo, trong nhà còn có những bức liễn khảm cực hiếm...
|
|
Ngôi nhà ông Trương Duy Thanh mang phong cách kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XIX, gồm cổng ngõ, sân, hàng chè tàu, bình phong, nhà chính, nhà ngang
|
|
Nhà chính 3 gian, 2 chái, trong đó gian giữa dành cho việc thờ cúng ông bà tổ tiên và thờ phật, theo nguyên tắc “tiền phật, hậu linh”. Bộ khung nhà nổi bật nhất là trên các đầu vì kèo chạm trỗ hình tứ linh, tứ mai, con cù hết sức tinh xảo
|
|
Lễ hội “Hương xưa làng cổ” trong khuôn khổ lễ hội Festival Huế 2018 có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian như Lễ tế Kỳ phước, Lễ hội Cờ chòi, đua ghe, thi đấu bóng đá, bóng chuyền, kéo co...
|
|
Đến với "Hương xưa làng cổ", du khách được tham quan làng nghề và xem quảng diễn nghề truyền thống gốm Phước Tích, triển lãm ảnh giới thiệu về mảnh đất và con người Phong Điền…
|
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận