Phát minh này là một gợi ý để tìm ra giải pháp cho vấn đề rác thải trong không gian vũ trụ.
Theo Roscosmos, những nguyên vật liệu được sử dụng trong vệ tinh này có thể “bốc hơi” (tức là chuyển từ trạng thái rắn sang khí chứ không qua trạng thái lỏng) ngay khi nhận tín hiệu hết thời hạn sử dụng.
Thiết kế tự huỷ thông minh này sẽ ngăn chặn tình trạng lơ lửng trong không trung, khiến khối lượng vật thể nhân tạo không còn tác dụng chồng chất trong vũ trụ.
Mẫu thiết kế trên đã được đăng ký Sở hữu trí tuệ Liên bang Nga (Rospatent). Hiện tại, rác thải vũ trụ đã và đang là vấn đề đau đầu với nhiều chuyên gia, kỹ sư và nhà khoa học. Năm 2016, các chuyên gia Roscosmos kết luận, nếu vấn đề này không được giải quyết thì quỹ đạo gần Trái đất sẽ chật ních các vệ tinh kể cả còn sử dụng hoặc không, làm cản trở các phương tiện thiết bị khám phá không gian vũ trụ và gây ra các vụ tai nạn, va chạm ngoài hành tinh.
Hiện tại, đang có hơn 8.400 tấn rác vũ trụ nằm trên các quỹ đạo tầm thấp gần Trái đất, theo ước tính từ Văn phòng Rác thải vũ trụ thuộc Cơ quan Không gian vũ trụ châu Âu.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận