Ông Juan Jimenez đang nằm buồn bã trong chiếc xe của mình.
Nhân viên xã hội đã liên lạc để thông báo với Javier Irure, một người đàn ông Tây Ban Nha, 65 tuổi, rằng ông đã bị đuổi ra khỏi nhà và trở thành người vô gia cư sau suốt 5 thập kỷ làm những công việc lao động đơn giản liên quan đến chân tay.
“Tôi lấy mấy bộ quần áo, vài cuốn sách và những thứ cần thiết khác, bọc chúng trong một tấm ga trải giường và tự an ủi rằng: “Mình còn một nơi có thể che chắn chính là chiếc xe hơi”.
Kể từ đó, ông Javier Irure phải ở trong chiếc Renault Clio nhỏ, cũ của mình. Thấm thoát cũng ba tháng trôi qua.
Ông Javier Irure chỉ là một trong vô số nạn nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 tạo ra.
Javier đã cố gắng tránh bị lây nhiễm virus Corona, nhưng những hạn chế về đi lại và hoạt động xã hội mà chính phủ Tây Ban Nha áp đặt để kiểm soát sự lây lan của vi rút, đã khiến thị trường làm việc bị trì trệ và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập ổn định của rất nhiều người.
Javier Irure bắt đầu làm công việc khuôn vác hành lý tại một khách sạn từ năm 13 tuổi. Năm ngoái, khi Javier đang làm công việc dọn dẹp chuyên nghiệp thì đại dịch ập đến Tây Ban Nha, ngay sau đó, cuộc khủng hoảng đã tác động trực tiếp đến nguồn thu nhập của ông không lâu trước khi người đàn ông này bị đuổi khỏi căn hộ thuê của mình.
Dù cố gắng tiếp cận những trợ giúp từ các dịch vụ xã hội cộng đồng, nhưng ông Javier vẫn phải dựa vào viện trợ từ nhóm thiện nguyện địa phương có tên Ayuda Mutua.
“Bạn sẽ cảm thấy mình như một con lắc khi phải xoay xở với những khó khăn dồn dập. Tôi đã phải đi hết nơi này đến nơi khác. Có những nơi gọi điện đến để cầu xin sự giúp đỡ nhưng có những cuộc gọi không bao giờ được trả lời, đôi khi có thì cũng chỉ là những lời hứa hẹn mơ hồ.”.
Vào ban đêm ông Juan Jimenez đậu xe ngoài trời, cạnh các khu dân cư và qua đêm ngay tại nơi để xe.
Đại dịch Covid-19 đặc biệt gây khó khăn cho nền kinh tế Tây Ban Nha do đất nước này phụ thuộc vào ngành du lịch và dịch vụ. Chính phủ của phe cánh tả đã duy trì một chương trình cho phép binh sỹ, công nhân nghỉ phép, thậm chí là cho tù nhân được tạm thời trở về nhà để giảm áp lực, nhưng hơn một triệu việc làm đã bị xóa sổ.
Trong khi việc có một gia đình đã thực sự cứu mạng nhiều người dân nghèo khổ thì việc bị hạn chế đi lại, buộc phải ở nhà trong thời dịch cũng khiến cuộc sống trong nhiều gia đình người Tây Ban Nha, trở nên căng thẳng.
Điều này có thể thấy rõ ở tỷ lệ ly hôn đang tăng vọt. Sự tan vỡ của các hộ gia đình đã khiến nhiều cá nhân phải tự đi tìm cách thức mưu sinh.
Hồi đầu tháng, tổ chức cứu trợ Công giáo Cáritas Española cho biết, Tây Ban Nha đã có thêm khoảng nửa triệu người, tương đương 26% tổng số người thuộc diện phải nhận viện trợ, đã chủ động tìm kiếm sự trợ giúp từ chính quyền, kể từ khi đại dịch bùng phát.
Cho đến nay, tổ chức này đã mở 13 trung tâm chuyên hỗ trợ những người vô gia cư vì dịch Covid-19.
Giống như Javier Irure, ông Juan Jiménez, 60 tuổi, không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải sống trong chiếc ô tô Ford đã cũ, nơi ông đã ngủ lại hàng đêm trong gần một năm qua.
Juan Jiménez đã chứng kiến các khoản thanh toán thế chấp của mình vượt quá tầm kiểm soát và cuộc hôn nhân đã đổ vỡ sau khi ông và vợ mua một ngôi nhà lớn hơn.
Ông cho biết, 620 euro (tương đương 740$) mà ông nhận được từ viện trợ của chính phủ trong những tháng gần đây, đã phải dùng để chi trả cho 7 đứa con của mình.
Ông Juan Jiménez nói: “Tôi ước có thể sống cùng các con dưới một mái nhà, nhưng tốt hơn hết là tôi nên ở đây (sống trên xe). Chúng đều có cuộc sống riêng và tôi sẽ chỉ là một gánh nặng".
Juan Jiménez và Javier Irure lái xe ô tô của họ từ điểm đỗ xe này đến điểm đỗ xe khác ở ngoại ô thành phố Pamplona, miền bắc Tây Ban Nha, nơi họ từng có nhà để sinh sống. Những người này phải làm như vậy để lẩn tránh khỏi sự chú ý của giới chức địa phương.
“Khi thức dậy vào buổi sáng, tôi luôn tự hỏi bản thân rằng mình đang làm gì ở đây?", Juan Jiménez nói khi đang ở trong chiếc xe, nơi đang ngổn ngang quần áo, chăn màn và những túi đựng đầy những thứ ông phải mang theo.
“Chúng tôi như những người vô hình vậy. Không ai thèm nhìn hay để ý đến chúng tôi. Không ai muốn biết bất cứ điều gì về chúng tôi cả. Chúng tôi không hề tồn tại.".
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận