Nhưng thực tế là NASA cũng thực hiện nhiều nghiên cứu từ hướng ngược lại. Cụ thể là nhìn từ không gian về hướng Trái đất. Các công nghệ này bao gồm các vệ tinh quan sát khí hậu hoặc thậm chí là các dự án cụ thể hơn như thứ được Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA triển khai gần đây ở California, Mỹ.
Cụ thể JPL đã sử dụng công nghệ quan sát từ trên không để phát hiện bệnh cuốn lá nho trong khu vực.
Căn bệnh đang gây thiệt hại khoảng 3 tỷ đô la cho ngành công nghiệp sản xuất nho và rượu vang của Mỹ này là do một virus có tên GLRaV-3 gây ra. Do nguyên nhân bệnh là virus nên người nông dân Mỹ gần như không thể phát hiện sớm các cây nho bị nhiễm do chúng không có các thay đổi bên ngoài.
JPL đã sử dụng một thiết bị được gọi là AVIRIS-NG (máy quang phổ hình ảnh có thể nhìn thấy/hồng ngoại từ trên không) được đặt trên máy bay để xem cách cây nho tương tác với ánh sáng mặt trời.
Lý do là mặc dù nhìn bên ngoài các cây nho có thể trông rất bình thường, nhưng nếu bị nhiễm GLRaV-3, nó có thể thay đổi cách hấp thụ ánh sáng mặt trời. Dữ liệu từ AVIRIS-NG được tổng hợp bằng Trí thông minh nhân tạo (AI) có thể giúp xác định cây bị bệnh với độ chính xác lên tới 87%.
Bình luận về ứng dụng này, nhà nghiên cứu Ryan Pavlick của JPL nhấn mạnh: "Những gì chúng tôi đã làm với nghiên cứu trong khu vực này của California và đối với một căn bệnh cụ thể này là nhằm hướng tới một mục tiêu cuối cùng. Đó là triển khai công nghệ này khắp hành tinh để ứng phó nhiều loại bệnh hại cây trồng".
Được biết ngoài ứng dụng cụ thể nói trên, AVIRIS-NG cũng thường được sử dụng cho các nghiên cứu sinh thái học khác, xem xét các yếu tố như cách hệ sinh thái thay đổi theo mùa hoặc cách các yếu tố sinh thái có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Công nghệ này cũng đã được sử dụng để nghiên cứu các vụ cháy rừng, tràn dầu và ô nhiễm không khí do núi lửa phun trào.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận