Việc các đối tượng đe doạ Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh bị khởi tố tội khủng bố là có căn cứ |
Liên quan đến việc Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh và nhiều cán bộ tỉnh bị đe doạ, mới đây nhất, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với hai đối tượng trong vụ đe dọa Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh và các cán bộ chuyên môn của tỉnh Bắc Ninh.
Cụ thể, đối tượng Nguyễn Trọng Phương (37 tuổi, trú ở Ba Đình, Hà Nội) bị khởi tố về tội Khủng bố. Còn đối tượng Trần Anh Thuận (36 tuổi, ở Bắc Ninh) bị khởi tố về tội không tố giác tội phạm.
Sau thời gian điều tra, cơ quan công an xác định Phương và Thuận là hai người trực tiếp nhắn tin vào số máy điện thoại của ông Quỳnh cũng những một số cán bộ khác của tỉnh để đe doạ. Các tin nhắn có nội dung khá giống nhau như: “Để yên cho người khác làm ăn”; “Biết điều thì để yên có người khác làm ăn”…
Bước đầu, hai nghi phạm này khai nhận không phải người thuộc công ty nạo vét, khơi thông luồng đường thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm trên sông Cầu. Hai nghi phạm là người của một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khai thác cát. Động cơ của việc nhắn tin đe dọa lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh là để gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác cát trên địa bàn và tranh giành bến bãi.
Sau quyết định khởi tố của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh, có nhiều ý kiến băn khoăn về việc liệu khởi tố đối tượng nhắn tin đe doạ Chủ tịch tỉnh tội khủng bố có hợp lý?
Giải thích rõ hơn việc này, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, căn cứ khởi tố của cơ quan công an là khá rõ ràng và thuyết phục. “Các đối tượng nhắn tin cho Chủ tịch UBND tỉnh và nhiều cán bộ khác của tỉnh, tức là gửi thông điệp đến các đại diện của chính quyền nhân dân. Trong việc này, chính quyền Bắc Ninh đã cố gắng ngăn chặn việc nạo vét sông, hút cát… là hợp lòng nhân dân, được nhân dân ủng hộ. Do đó, việc đe dọa đến lãnh đạo tỉnh có thể được coi là đe dọa đến ý chí của tập thể người dân tỉnh Bắc Ninh, gây hoang mang trong dân chúng. Hơn nữa, giữa các cán bộ bị đe dọa và các đối tượng không tồn tại hiềm khích cá nhân mà là việc công, việc của người dân. Như thế là cấu thành tội phạm khủng bố” - luật sư phân tích.
Luật sư Thơm cũng viện dẫn thêm quy định tại BLSH năm 1999 để khẳng định quan điểm này. Theo lý luận tội phạm khủng bố theo Điều 84 BLHS năm 1999: “Đe doạ xâm phạm tính mạng là trường hợp người phạm tội dùng lời nói hoặc bằng cử chỉ, thái độ nào đó làm cho người bị đe doạ có căn cứ hiểu rằng nếu họ thực hiện công vụ hoặc nghĩa vụ của người công dân thì tính mạng của họ sẽ bị xâm phạm. Người phạm tội có thể đe doạ xâm phạm tính mạng người thân của những cán bộ, công chức hoặc gây khiếp sợ cho những người đó, cản trở họ thực hiện công vụ nhằm chống chính quyền... cũng là hành vi của tội khủng bố”.
Xem thêm Video:
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận