Khối duyệt binh mang tên lửa diệt tăng B-41 của Triều Tiên |
Báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) ngày 15/4 đăng tải bài nhận định của tác giả Catherine Wong trong đó chỉ 5 lý do mà nhà báo này cho rằng Mỹ không thể tấn công Triều Tiên như đã làm với Syria.
Những lý do này gồm:
1. Mỹ không muốn phá vỡ hiệp ước hòa bình do Liên Hợp Quốc bảo trợ
Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ |
Về lý thuyết, bán đảo Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Xung đột tạm thời được chấm dứt từ ngày 27/7/1953 sau khi Hàn Quốc và Triều Tiên cùng ký bản hiệp định đình chiến với sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc cũng như sự tham gia của Mỹ và Trung Quốc.
Nếu Mỹ tấn công Triều Tiên, điều này đồng nghĩa với việc Mỹ vi phạm sự bảo trợ do tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh bảo trợ.
2. Giữa Triều Tiên và Syria có những khác biệt rất lớn
Sức mạnh tên lửa đạn đạo của Triều Tiên vẫn còn là một ẩn số với Mỹ và hai đồng minh Nhật, Hàn |
Trong khi Syria mới được cho là có ý định phát triển vũ khí hạt nhân thì Triều Tiên đã đạt được mục đích và ngày càng tiến bộ về công nghệ phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt, đặc biệt trong một vài năm trở lại đây.
Bằng chứng cho thấy điều này là các vụ thử tên lửa đạn đạo tầm trung, tầm xa và những vụ thử bom hạt nhân công suất cao.
Quân đội Triều Tiên |
Các chuyên gia quân sự quốc tế tin rằng Triều Tiên đã đạt được những thành quả rất lớn từ những vụ thử nghiệm trong quá khứ, họ cũng tin rằng trong 4 năm tới Bình Nhưỡng có thể phát triển được các tên lửa xuyên lục địa có thể mang đầu đạn hạt nhân bắn bất cứ khu vực nào trên lãnh thổ Mỹ.
3. Trung Quốc chắc chắn sẽ can thiệp nếu Triều Tiên bị Mỹ tấn công
Trung Quốc chắc chắn sẽ can thiệp nếu Triều Tiên bị Mỹ tấn công |
Trung Quốc là đồng minh duy nhất của Triều Tiên, năm 1961, Bắc Kinh và Bình Nhưỡng ký kết Hiệp ước hợp tác và tương trợ Trung - Triều. Hiệp ước này nói rõ hai bên có nghĩa vụ tiến hành các biện pháp tương trợ quân sự, kinh tế... trong trường hợp một trong hai nước bị nước ngoài tấn công.
Hiệp ước tương trợ Trung - Triều đến nay vẫn còn hiệu lưc. Nó sẽ hết hạn và được xem xét lại vào năm 2021 tới đây.
4. Lý do Trung Quốc phản đối Mỹ phát động tấn công quân sự chống Triều Tiên
Lính Triều Tiên đứng gác gần khu vực biên giới Trung - Triều |
Chính quyền Bắc Kinh chỉ chấp nhận giải pháp hòa bình, phản đối hành động quân sự được Mỹ bỏ ngỏ trên bán đảo Triều Tiên vì nước này quan ngại rằng nếu xung đột Mỹ - Triều nổ ra thì các tỉnh biên giới của Trung Quốc giáp Triều Tiên sẽ phải hứng chịu những làn sóng người tị nạn tràn sang từ Triều Tiên.
Trung Quốc coi Triều Tiên là vùng đệm chiến lược trong bức tranh địa chính trị ở khu vực nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây là lý do chính khiến Bắc Kinh sẽ có hành động can thiệp buộc Mỹ phải xem xét lại.
5. Ngay cả Hàn Quốc và Nhật Bản cũng không muốn xung đột (?)
Tên lửa đánh chặn Patriot của Nhật Bản |
Cuối cùng, tác giả của báo cáo đăng trên SCMP cho rằng, bên cạnh Trung Quốc, nhiều quốc gia khác cũng chống đối việc Mỹ sử dụng hành động quân sự chống Triều Tiên.
Ngay cả Hàn Quốc và Nhật Bản cũng muốn Mỹ sử dụng biện pháp phi quân sự chống Triều Tiên. Thủ đô Seoul của Hàn Quốc chỉ nằm cách biên giới Triều Tiên chỉ khoảng 40 km, rất dễ trở thành mục tiêu bị tấn công khốc liệt nếu chiến tranh nổ ra.
Sam Gardiner, một đại tá Không quân Mỹ được tạp chí Atlantic trích dẫn cho biết Mỹ không thể bảo vệ Seouk ít nhất trong 24 giờ đầu tiên nếu xảy ra xung đột với Triều Tiên.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton trước đó cũng cân nhắc chuyện đánh bom lò phản ứng của Yongbyon của Bình Nhưỡng vào năm 1994 nhưng ông đã được các cố vấn quân sự khuyên can bởi nếu làm việc đó, nguy cơ chiến tranh thảm khốc hơn giai đoạn những năm 50 sẽ xảy ra.
Video tham khảo:
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận