Thời sự Quốc tế

Vì sao Mỹ không gia hạn hiệp ước hạt nhân với Nga?

09/12/2020, 10:57

Câu trả lời nằm trong bài báo của ông Marshall Billingslea, Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về kiểm soát vũ khí.

img

Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nga, Barack Obama và Dmitry Medvedev, bắt tay nhau tại thời điểm ký Hiệp ước START-3 vào ngày 8-4-2010 tại lâu đài Prague

Trong bài báo Đặc phái viên Marshall Billingslea viết cho Viện Chính sách công, ông Billingslea lập luận: Hiệp ước hạt nhân Nga-Mỹ (START-3) chỉ bao phủ được 40% vũ khí chiến lược của Nga.

Chính quyền Mỹ ở thời ông Barack Obama đã biết điều này từ năm 2010 khi ký hiệp ước. Lúc đó, Thượng viện Mỹ cũng chỉ trích rất kịch liệt. Đó là cách dây 10 năm. Hiện tại, năng lực vũ khí của Nga đã phát triển mạnh hơn. Moscow đã triển khai vũ khí hạt nhân trên các hệ thống chiến thuật, tăng số lượng hệ thống tầm ngắn cả về kích thước và chủng loại.

Trong khi chính quyền Tổng thống Trump muốn thoả thuận này cần phải bao trùm tất cả các đầu đạn có thể có và cần có thêm chế độ xác minh đầy đủ - ông Billingsley nói.

Vị Đặc phái viên khẳng định đây là điều kiện "tối thiểu phải có" đối với bất kỳ thỏa thuận có thể ký với Nga trong tương lai. Nếu không thì thoả thuận đó được coi là thất bại hoàn toàn.

Trước đó, Ngoại trưởng Nga Nga Sergey Lavrov cũng nói, Moscow sẵn sàng thảo luận về các loại vũ khí mới trong cuộc đối thoại với Mỹ về START-3.

Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược START-3 giữa Nga và Mỹ có hiệu lực từ năm 2011, quy định mỗi bên phải giảm kho vũ khí hạt nhân của mình để từ 7 năm sau đó trở đi, tổng số vũ khí loại này không vượt quá 700 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, cũng như 1.550 đầu đạn và 800 bệ phóng đã triển khai và chưa triển khai.

Hiện nay START-3 là hiệp ước hạn chế vũ khí duy nhất hiện có giữa Nga và Hoa Kỳ và chuẩn bị hết hạn hiệu lực vào ngày 5/2/2021.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.