Thế giới

Vì sao nhiều người Mỹ không ưa bà Clinton?

07/11/2016, 06:25
image

Vấn đề thứ nữa khiến bà Clinton mất phiếu vào tay ông Trump đó là kinh tế.

Ngày mai (8_11), cuộc tranh cử Tổng thống gay cấn
Ngày mai (8/11), cuộc tranh cử Tổng thống giữa Hillary Clinton và Donald Trumpsẽ đi đến hồi kết

Ông Tom Rogan, chủ mục chính sách ngoại giao của Tạp chí National Review, cựu nghiên cứu sinh tại Học viện Steamboat lý giải vì sao nhiều người Mỹ không thích bà Clinton, qua bài viết trên CNN mới đây.

Ứng viên của sự giận dữ và thất vọng

Là một người Mỹ sinh trưởng ở nước ngoài, ông Rogan hiểu rõ người dân nước khác thường nhìn chính trị nước Mỹ với ánh mắt lạ thường, nhất là trong kỳ bầu cử. Bản thân ông Rogan nhiều lần được người nước ngoài hỏi: “Sau tất cả, tại sao người Mỹ lại đắn đo chọn lựa giữa một tỉ phú non chính trị và một cựu Nghị sĩ, Ngoại trưởng dày dặn kinh nghiệm?”. Câu trả lời của ông, đó là 4 nguyên nhân: Sự tức giận, kinh tế, chủ nghĩa thân hữu (cronyism) và chính trị bản sắc (identity politics).

Trước hết, người dân đang bức xúc với hệ thống chính trị nước Mỹ. Là một người xuất thân từ chính trường và là đối thủ của Donald Trump, bà Hillary Clinton tự nhiên trở thành mục tiêu của những người vốn bức xúc với chính trị hiện tại. Tuy nhiên, sự tức giận này không phải không có căn cứ; nhiều người Mỹ nhận thấy Tổng thống Barack Obama và các thành viên Quốc hội không hoàn thành được lời hứa xây dựng nước Mỹ tốt đẹp hơn. Các cử tri Đảng Cộng hoà ca thán về tình hình gia tăng chi tiêu và bong bóng nợ công. Các cử tri Đảng Dân chủ ca thán sự bất lực của ông Obama khi không thể lôi kéo thêm luật pháp thông qua Quốc hội. Nhiều cử tri độc lập (những người không theo đảng nào) phàn nàn về sự chia rẽ đảng phái tàn nhẫn.

Trong bối cảnh đó, “cơn gió lạ” Donald Trump lợi dụng sự bất mãn để hút sự ủng hộ. Và sự thực, dù phần lớn người ủng hộ ông Trump đều là người theo Đảng Cộng hòa; nhưng cũng có nhiều người khác đến từ các bang phe cánh như Florida và Ohio đều là cử tri độc lập; một vài người khác đến từ Đảng Dân chủ. Thành công cốt lõi của Donald Trump đó là đã biến sự tức giận vô định hình thành bản sắc chính trị của ông. Trở thành một ứng viên của sự giận dữ và thất vọng, ông Trump đã đẩy bà Clinton vào đúng kiểu ứng viên mà nhiều cử tri ghét bỏ.

Vấn đề thứ nữa khiến bà Clinton mất phiếu vào tay ông Trump đó là kinh tế. Mặc dù, tình hình suy thoái kết thúc và tỉ lệ thất nghiệp giảm nhưng phần lớn người dân Mỹ chưa cảm nhận được. Họ vẫn còn nỗi lo tỉ lệ thất nghiệp lại tăng nhẹ và số lượng kỷ lục người Mỹ không tìm được việc làm toàn thời gian, phải lao vào làm thêm. Và ông Donald Trump rất biết cách tận dụng nỗi lo ngại kinh tế. Sử dụng sự sụt giảm công việc trong các nhà máy sản xuất của Mỹ làm ví dụ cho tất cả những mối lo ngại về kinh tế, ông Donald Trump đổ lỗi cho Trung Quốc và tự do thương mại; lờ đi những thay đổi về công nghệ kỹ thuật.

Bà Clinton có thể bị truy tố

Tiếp đó, suốt 1 năm tranh cử, Clinton “dính” hàng loạt bê bối từ sử dụng email cá nhân vào việc công, những bài phát biểu được trả triệu đô của bà tại Wall Street… sau tất cả, bà mang cái mác người không trung thực. Thậm chí, chỉ còn vài ngày trước cuộc bầu cử, bà Clinton tiếp tục hứng bê bối khi Cơ quan Điều tra liên bang Mỹ (FBI) bất ngờ tuyên bố phát hiện thêm nhiều email khác nghi ngờ dính líu tới bê bối email cá nhân.

Hôm qua, theo Fox News, phóng viên điều tra Edward Klein cho biết, FBI sẽ lật lại toàn bộ cuộc điều tra về việc bà Clinton sử dụng email cá nhân để xử lý việc công cũng như các cáo buộc quyên tiền vào Quỹ Clinton đổi lại lợi ích cá nhân. Theo ông Klein, “rất có thể, nếu được bầu làm Tổng thống, trong thời gian bà Clinton chuẩn bị tuyên thệ nhậm chức, ông Comey sẽ đề xuất truy tố bà Clinton”.

Khi bà Clinton luôn khăng khăng bác bỏ các cáo buộc trên, ông Trump càng được đà để khẳng định với cử tri rằng: Các bạn có thể không thích một người phát ngôn bạo miệng ngông cuồng như tôi nhưng ít nhất đó là sự thật; còn bà Clinton chỉ là một kẻ nói dối.

Vấn đề cuối cùng và có lẽ quan trọng nhất khiến một chính trị gia dày dặn như Clinton mất điểm là chính bản sắc của ông Trump. Mặc dù ông Trump từng nhiều lần đưa ra những đề xuất cùng phát ngôn gây tranh cãi như cấm người đạo Hồi, xây tường ngăn cách biên giới Mexico… nhưng ông cho cử tri thấy, làm vậy chỉ để bảo vệ họ. Đối với nhiều người Mỹ với ưu tiên hàng đầu làm thế nào để chi trả hết các hoá đơn, những đề xuất gây tranh cãi của ông Trump chỉ nhằm chống lại người nước ngoài (bị cho là cướp đi việc làm, đe doạ mạng sống của họ) trong bối cảnh xã hội ngày một nguy hiểm.

Mặt khác, Tổng thống Obama phần nào đó cũng bị đổ lỗi. Chính sách ngoại giao thất bại của ông cùng thái độ không rõ ràng trong Luật Tị nạn đã khiến nhiều cử tri tức giận, kéo theo mất niềm tin vào bà Clinton - một người từng nằm trong nội các dưới thời ông Obama.

Không chỉ vậy, bản thân bà Clinton tự khiến mình mất điểm khi nói về vấn đề thương mại tự do. Thay vì giải thích thương mại tự do đã tiết kiệm cho hàng trăm triệu người Mỹ hàng chục nghìn USD/năm như thế nào, bà Clinton - một người vốn ủng hộ tự do thương mại, lại lập lờ giữa chống và tự do thương mại. Trong khi, ông Trump tự nhận mình là người có cảm giác kinh doanh tốt và sẽ làm những điều khác biệt để thay đổi đất nước khi ông nhậm chức Tổng thống.

Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.