Doanh số bán hàng và quà tặng dịp Valentine ngày càng tăng và phổ biến.
Một nhân viên bán hàng tại trung tâm thương mại ở thủ đô Riyadh cho biết: “Quản lý đã yêu cầu chúng tôi trang trí cửa hàng bằng đồ lót đỏ nhưng không được phép đề cập tới từ Valentine”.
Nhưng khác với hoạt động tiếp thị, kinh doanh dịp Lễ Tình nhân ở các nước khác, các cửa hàng ở Saudi Arabia đều tuyệt nhiên không nhắc đến từ Valentine để hấp dẫn khách.
Một cửa hàng tại Saudi Arabia tăng cường trưng bày đồ lót đỏ trước cửa hàng nhưng tuyệt nhiên không nhắc tới từ Valentine Ảnh - AFP
Cũng nhận thấy sự thay đổi, cô Khuloud, một nhân viên bán hàng, 36 tuổi cho biết: “Trước đây, mọi người không mừng ngày lễ Tình nhân nhưng bây giờ rất nhiều người Saudi đón mừng. Nhu cầu quần áo trong dịp này rất lớn, hành khách thường yêu cầu màu đỏ. Do đó, lợi nhuận thu về rất cao”.
Một nhân viên bán hàng ưu tiên đồ lót đỏ trong dịp 14/2. Ảnh - AFP
Một chủ cửa hàng 22 tuổi cho biết xã hội Saudi Arabia đang dần dần chấp nhận ngày Lễ Tình nhân.
Cô cho biết: "Hiện chúng tôi vẫn âm thầm kỷ niệm ngày lễ này trong các quán cà phê và nhà hàng, nhưng chúng tôi hy vọng mọi chuyện sẽ thay đổi trong vài năm tới".
Theo hãng tin AFP, ngày càng nhiều người tại Saudi Arabia đón mừng ngày Valentine dù có thể không gọi rõ tên ngày lễ.
Lý do từ Valentine không được nhắc tới là bởi vương quốc vùng Vịnh là quốc gia Hồi giáo và trước nay cảnh sát tôn giáo cấm việc bán quà tặng Valentine, cấm mọi người mặc đồ màu đỏ trong ngày 14/2.
Do đó, chỉ riêng việc mạnh dạn trưng bày hàng màu đỏ nhân dịp 14/2 tại Saudi Arabia cho thấy sự thay đổi ở quốc gia Hồi giáo này.
Ngày Lễ tình nhân có nguồn gốc từ thời La Mã, được gắn với Valentine, tên một vị thánh trong Kito giáo. Lễ kỷ niệm dành cho những người yêu nhau được kỷ niệm rộng rãi trên khắp thế giới nhưng không được chào đón rộng rãi tại vương quốc bảo thủ này. Thông thường, Saudi Arabia chỉ kỷ niệm các ngày lễ theo đạo Hồi và ngày Quốc khánh vào tháng 9 hằng năm.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận