Diễn biến lãi xuất VNĐ qua từng đêm phản ánh căng thẳng thanh khoản hệ thống, dù chỉ mang tính cục bộ.
Cụ thể, trong ngày 7/9, lãi suất VND leo thang tới quanh 8%/năm ở một số giao dịch, bình quân quanh 6,4%/năm. Đạt ngưỡng mức mức rất cao, nóng hơn cả trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn niêm yết bán ra bình ổn, tỷ giá ghi nhận ngày 7/9 vượt mốc 23.600 VND, cao hơn rất nhiều mức 23.400 VND. Mặc dù lãi suất VND leo thang đột biến song tỷ giá USD/VND trên cùng thị trường cũng tăng vọt, bất chấp chênh lệch lãi suất VND vượt trội nhiều lần so với lãi suất USD.
Trước những căng thẳng trên, chiều 7/9, NHNN đã quyết định tăng mạnh giá bán ra USD, từ 23.400 VND lên tới 23.700 VND. Đồng thời, như thể hiện những phiên trước đó, cơ quan này liên tiếp và mở rộng quy mô bơm tiền qua thị trường mở (OMO) với gần 28.000 tỷ đồng
Sau những điều chỉnh và điều tiết trên của NHNN, sang ngày 8/9, cả lãi suất VND và tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng đều đã hạ nhiệt rõ rệt.
Thị trường tiền tệ tiềm ẩn những xáo trộn lớn trong thời gian gần đây.
Cập nhật giao dịch sáng nay 9/9 cho thấy, lãi suất qua đêm đã giảm tới hơn 1 điểm phần trăm so với hôm qua, xuống còn 5,46%/năm; tỷ giá USD/VND cũng giảm mạnh tới 0,22 điểm phần trăm xuống còn 23.540 VND.
Trên thị trường mở, lượng tiền bơm ra hỗ trợ cũng đã thu hẹp quy mô chỉ còn hơn 4.700 tỷ đồng với lãi suất 4,5%/năm, kỳ hạn cũng chỉ 7 ngày.
Như vậy cả lãi suất VND và tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng đã hạ nhiệt rất nhanh, trở lại gần với các mức như trước khi có căng thẳng và đột biến trong ngày 7/9
Biến động thị trường tiền tệ còn mang tính thời điểm và chưa thể dự báo được xu hướng. Cụ thể, như lãi suất VND qua đêm chỉ quanh 0,5% cách đây khoảng ba tháng đột ngột tăng vọt lên hơn 5%, rồi lại “rơi thẳng” về quanh 2,5%, rồi lại “nhảy” đột biến trên 6,5% (cá biệt một số giao dịch hơn 7%) và rồi lại về quanh 5,5% như hôm nay.
Chênh lệch lãi xuất VNĐ lớn cho thấy nhu cầu ngoại tệ trong hệ thống buộc phải mua với giá cao. Mặc dù thị trường và nền kinh tế có thể không thiếu, không khan ngoại tệ, nhưng động thái găm giữ chờ giá lên hoặc thậm chí đầu cơ tạo khan hiếm giả…, cũng đang tạo biến động lớn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận