Theo ghi nhận của PV, khoảng 13h ngày 12/3, dưới nắng nóng 36-37 độ C, các con đường trên địa bàn TP.HCM khá vắng người.
Ngoài ra, tại các ngã tư, người dân dừng xe chờ đèn đỏ phải tìm chỗ có bóng mát để đứng. Người dân lưu thông trên đường phải trùm kín mít để không hư hại da. Các xe bán nước lưu động cũng trở nên đắt hàng, xuất hiện nhiều hơn.
Do thời tiết quá nóng, nhựa đường bị chảy, người dân phải tưới nước xuống mặt đường; các quán ăn, quán nước gắn thêm vòi phun sương để hạ nhiệt.
Người lao động làm việc dưới nắng nóng 36 độ C tỏ ra khá vật vã.
Trước đó, Đài Khí tượng Thủy văn dự báo từ ngày 11/3 đến ngày 14/3, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và TP.HCM có nắng nóng xảy ra diện rộng với nhiệt độ cao nhất 35-37 độ C, miền Tây có nơi nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C.
Ngoài ra, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, mức gây hại của tia cực tím ở khu vực miền Nam nằm ở ngưỡng rất cao, chỉ số tia cực tím đạt mức 10,11.
Theo các chuyên gia, đây là mức gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là da và mắt.
Các chuyên gia khuyến cáo, người dân hạn chế tối đa ra ngoài đường từ 11h-16h, đặc biệt là giữa trưa. Đây là khung giờ có cường độ tia UVA, UVB cao nhất trong ngày.
Người dân nên bảo vệ sức khỏe khi ra đường bằng cách thoa kem chống nắng với chỉ số SPF từ 30 trở lên và bôi lại sau hai tiếng khi da ra mồ hôi, mặc áo quần dài tay, đội nón, đeo khẩu trang, tránh đi những nơi có bề mặt phẳng màu trắng phản chiếu như cát biển vì cường độ tia cực tím tăng gấp đôi.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận