Trong đó, tiêm kích F-22 xuất phát từ Căn cứ Không quân Langley, bang Virginia đã dùng tên lửa không đối không siêu vượt âm AIM-9X bắn hạ khí cầu vào 14h39 (giờ địa phương) ngày 4/2, rạng sáng ngày 5/2 theo giờ VN.
Hiện quân đội Mỹ đang tìm cách trục vớt hàng hóa, thiết bị trên khinh khí cầu bị bắn rơi, đồng thời tiến hành các biện pháp đề phòng nhằm giảm thiểu nguy cơ bị lọt lộ bí mật khi phương tiện này bay qua các mục tiêu quân sự nhạy cảm.
Theo đánh giá của một quan chức quân đội Mỹ, các mảnh vỡ của khí cầu nằm rải rác trên khu vực biển rộng 7 dặm (khoảng 11km) nhiều tàu quân sự Mỹ đã có mặt tại hiện trường, chuẩn bị thu thập mảnh vỡ.
Tiêm kích Mỹ dùng tên lửa bắn hạ khí cầu Trung Quốc. Ảnh - CBS
Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận quân đội bắn hạ khí cầu thành công và tuyên dương các phi công đã hoàn thành nhiệm vụ.
Theo Nhà Trắng, chính quyền Tổng thống Biden đã hành động rất có trách nhiệm khi tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chính thức ra lệnh bắn hạ khí cầu.
Ban đầu, ông dự định bắn hạ khí cầu Trung Quốc từ ngày 1/2 nhưng Lầu Năm Góc khuyến nghị chờ tới khi khí cầu di chuyển ra vùng biển để hạn chế khả năng mảnh vỡ khiến dân thường dưới mặt đất bị thương.
Các quan chức Mỹ cho biết khí cầu được bắn hạ ở ngoài khơi cách bờ biển nước Mỹ khoảng 6 hải lý, trên vùng biển tương đối nông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập các mảnh vỡ trong những ngày tới.
Vụ bắn hạ khí cầu xảy ra sau khi Chính phủ Mỹ yêu cầu hoãn chuyến bay tới và xuất phát từ 3 sân bay Wilmington, Myrtle Beach và Charleston, bang South Carolina để "bảo đảm an ninh quốc gia”. Sau đó, các chuyến bay đã được khôi phục vào chiều 4/2.
Video máy bay Mỹ bắn hạ khí cầu Trung Quốc:
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận